Nghệ An: Lao đao vì mủ cao su rớt giá

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trước đây, cao su ở Nghệ An từng được mệnh danh là “vàng trắng”, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian qua, mủ cao su ở Nghệ An “lao dốc” rớt giá sâu , khiến cho nhiều nông dân và doanh nghiệp lao đao.
Cánh rừng cao su ở huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: Văn Trường

Cánh rừng cao su ở huyện Nghĩa Đàn. Ảnh: Văn Trường

Thời điểm này dù đang trong mùa cạo mủ, nhưng đi dọc nhiều khu vực trồng cao su thuộc các huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa… dễ dàng nhận thấy nhiều vườn cây vắng bóng người thu hoạch.

Ông Trần Văn Tình ở xã Nghĩa Thọ (Nghĩa Đàn), một nông dân trồng cao su chia sẻ: Gia đình trồng 1,5 ha cao su, giá mủ biến động rất thấp, nếu như năm trước giá 20.000 - 22.000 đồng/kg (mủ tươi qua cán) thì thời điểm này xuống chỉ còn 17.500 đồng/kg mủ tươi qua cán. Đây là thời điểm giá mủ xuống thấp nhất trong vòng khoảng 3 năm qua. Với mức giá bán như hiện nay thì người trồng cao su chỉ đủ để trang trải chi phí chăm sóc, khai thác.

Ông Nguyễn Văn Thuật - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV 1/5 (Nghĩa Đàn) cho biết: Hiện công ty chỉ còn trên 70 ha cao su ở các xã Nghĩa Thọ, Nghĩa Phú (Nghĩa Đàn). Hàng năm, công ty thu mua mủ cao su ở địa bàn Nghệ An, Thanh Hóa trên 1.000 tấn. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay cao su liên tục rớt giá, từ hơn 39.000 đồng/kg mủ khô, nay chỉ còn chưa đầy 30.000 đồng/kg.

Giá mủ cao su liên tục giảm. Ảnh: Văn Trường
Giá mủ cao su liên tục giảm. Ảnh: Văn Trường

Hiện nay, công ty đang còn tồn kho trên 100 tấn mủ cao su vẫn chưa bán được. Nguyên nhân khiến mủ cao su khó bán là hiện nay thị trường Trung Quốc không tiêu thụ, chủ yếu đơn vị phải tiêu thụ thị trường trong nước.

Cũng nằm trong tình cảnh trên, hiện tại Công ty TNHH MTV Cà phê – Cao su Nghệ An (thị xã Thái Hòa) cũng đang điêu đứng vì cao su rớt giá. Đại diện đơn vị này cho biết: Đơn vị chúng tôi hiện có trên 2.000 ha cao su (trên 4.000 hộ trồng cao su) tập trung ở thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn, hàng tháng thu mua cho người nhận khoán trên 100 tấn mủ. Tuy nhiên, do rớt giá, nên hiện nay đơn vị chỉ thu mua từ 25 - 30 tấn mủ/tháng.

Đại diện đơn vị trên cho biết thêm: Mủ nước cao su qua chế biến thành mủ khô, dù có rẻ mấy cũng phải xuất kho sớm bởi để lâu ngày “tồn kho” mủ cao su sẽ bị hư hỏng, xuống cấp, lúc đó muốn bán cũng rất khó. Hiện tại, do thị trường Trung Quốc đang đóng cửa nên chúng tôi phải bán lỗ cho thị trường nội địa với giá chưa đầy 29.000 đồng/kg.

Đối với Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An, có 4.300 ha cao su, tập trung ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Quế Phong, trong đó, có 2.000 ha cao su đến tuổi khai thác, đạt 1.800 tấn mủ/năm. Đơn vị này phải vận chuyển nguyên liệu mủ cao su đến các nhà máy chế biến cao su ở tỉnh Quảng Nam để chế biến và tìm thị trường tiêu thụ ở các nước châu Âu.

Qua tìm hiểu cho thấy, giá mủ cao su xuống quá thấp, thu nhập giảm đã đẩy người trồng cao su vào hoàn cảnh càng khó khăn. Một số người trồng cao su ở huyện Nghĩa Đàn chia sẻ: Nếu giá mủ thấp vẫn kéo dài, người dân sẽ khó có thể đầu tư chăm sóc, tái sản xuất dẫn đến tình trạng chất lượng mủ cao su giảm.

Ông Ngô Hoàng Khanh - Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật và khoa học (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Địa bàn Nghệ An hiện có trên 10.000 ha cao su, tập trung chủ yếu ở các huyện Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quế Phong… Chủ yếu các doanh nghiệp, đơn vị nông lâm, trường, công ty TNHH-MTV quản lý diện tích cao su, giao khoán cho các hộ dân chăm sóc, khai thác, các đơn vị trên đứng ra thu mua mủ cao su.

Công nhân chăm sóc vườn cây cao su ở huyện Thanh Chương. Ảnh: Phú Hương

Công nhân chăm sóc vườn cây cao su ở huyện Thanh Chương. Ảnh: Phú Hương

Thời gian gần đây thị trường biến động, giá mủ cao su xuống thấp khiến cho người trồng cao su và doanh nghiệp rất khó khăn. Sở sẽ phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc tốt cây cao su để chờ giá lên.

Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về cây cao su, về lâu dài cần có sự quan tâm sớm, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu, các sản phẩm cao su phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu các thị trường châu Âu, nhằm đảm bảo ổn định đầu ra cho mủ cao su theo hướng bền vững.

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.