Nghệ An: Siết chặt quản lý tiền công đức tại các đền chùa

(Baonghean) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định này thay thế Quyết định 195/QĐ-UBND-VX ngày 24/1/2011, thể hiện sự cấp thiết, kịp thời, khẳng định vai trò quản lý của Nhà nước trước những vấn đề đặt ra trong thực tiễn tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức.
Khó khăn và bất cập
Hưng Nguyên có 111 di tích, trong đó có 12 di tích đã được xếp hạng quốc gia, 18 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh về vãn cảnh, cầu an. Bên cạnh việc chú trọng giữ gìn và lan tỏa giá trị tâm linh ở các di tích, thì vấn đề đặt ra là công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức như thế nào là hợp lý?
Ông Hồ Văn Hiệp – Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên khẳng định: “Nhiều năm nay, công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức ở các di tích trên địa bàn huyện đều được thực hiện nghiêm theo Quyết định 195/QĐ-UBND-VX ngày 24/1/2011. Theo đó, ngành VHTT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, Ban quản lý di tích thực hiện các quy định về tổ chức Ban quản lý, tổ bảo vệ, quy định hòm công đức, phiếu công đức, quy định mở hòm công đức và phân phối sử dụng …”.
Người dân góp tiền công đức tại đền Cờn (thị xã Hoàng Mai).
Người dân góp tiền công đức tại đền Cờn (thị xã Hoàng Mai).
Tuy nhiên, dù đã “siết chặt” thực hiện các quy định tại Quyết định 195 nhưng trong thực tế, công tác tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức trên địa bàn huyện Hưng Nguyên vẫn tồn tại một số bất cập. Theo đó, tại Quyết định 195, việc phân bố tiền công đức được quy định: trích 65% nguồn công đức bằng tiền mặt, 100% hiện vật, sức lao động để tu sửa, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hoá và cấp có thẩm quyền quyết định (gửi vào Kho bạc); trích 35% nguồn công đức bằng tiền mặt cho lễ nghi, khánh tiết, điện nước, tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức lễ hội, tiền lương đội ngũ bảo vệ, quản lý di tích. 
Điều này dẫn đến thực tế, nhiều di tích ít công đức không đủ kinh phí để bảo tồn, tôn tạo cũng như chi trả cho đội ngũ Ban quản lý. Thậm chí, có một số di tích rất khó khăn trong việc tìm người quản lý, bảo vệ bởi số tiền hỗ trợ hàng tháng dành cho họ quá thấp. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều di tích trên địa bàn tỉnh.
Ở TP.Vinh, trung bình nguồn công đức mỗi năm từ đền Quang Trung và đền Hồng Sơn khoảng gần 2 tỷ đồng/di tích. Trong khi đó, nhiều di tích khác trên địa bàn thành phố như đền thờ Trần Hưng Đạo (phường Đội Cung), đình Trung (phường Hưng Dũng), đền Trìa (xã Hưng Lộc)… gần như không có nguồn tiền công đức để sửa chữa, tu bổ, dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng.
Ông Bùi Quang Phương – Trưởng phòng VHTT thành phố Vinh cho biết: “Di tích nào cũng có nhu cầu phải sửa chữa, nâng cấp bởi “tuổi thọ” ngày càng cao, trong khi yêu cầu kinh phí lớn. Thực tế chênh lệch nguồn tiền công đức giữa các di tích trong khi Quyết định 195 không cho phép luân chuyển số tiền này vào các mục đích sử dụng khác khiến chính quyền địa phương gặp bế tắc trong quản lý và sử dụng tiền công đức, kết quả công tác bảo tồn, phát huy tổng thể di tích tại địa phương không đồng đều”. .

Mặt khác, ở một số địa phương có nguồn thu từ di tích lớn, họ có mong muốn được luân chuyển một phần tiền công đức để phục vụ việc xây dựng, tu bổ các công trình phúc lợi như đường giao thông, trường học, trạm y tế… nhưng Quyết định 195 không quy định nội dung này. Vì vậy, dẫn đến tình trạng luân chuyển “chui”, tự thu, tự chi…

Công khai, minh bạch
Từ thực tế đó, Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An ban hành đã nhận được sự đồng tình của các địa phương.
Theo ông Hồ Mạnh Hà – Phó phòng Quản lý di sản, Sở VH-TT&DL, Quyết định 18 có nhiều điểm mới, phù hợp với tình hình thực tế hơn so với Quyết định 195 trước đây. Cụ thể, phạm vi điều chỉnh của Quyết định được mở rộng, mang tính phổ quát hơn bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh chứ không gói gọn trong các di tích lịch sử, văn hóa như Quyết định 195 trước đây. Đặc biệt, Điều 8, Quyết định 18 quy định phân bổ nguồn công đức linh hoạt hơn, chú trọng đến công tác phúc lợi xã hội tại địa phương và quỹ bảo tồn di sản. Đối với quỹ phúc lợi xã hội do đơn vị được phân cấp quản lý di tích điều tiết nhưng trong  số lượng % nhất định có kiểm soát. Còn quỹ bảo tồn di sản là quỹ chung do UBND tỉnh ra quyết định thành lập nhằm tạo ra một quỹ trích từ nguồn công đức tại các di tích để hỗ trợ công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Hòm tiền giọt dầu ở đền Hồng Sơn (TP Vinh)
Hòm tiền giọt dầu ở đền Hồng Sơn (TP Vinh)
Quyết định 18 cũng quy định chặt chẽ hơn trong việc thành lập tổ giám sát công đức. Trong đó, mở rộng thành phần đối với từng đối tượng được phân cấp quản lý. Đối với các di tích được phân cấp cho UBND huyện, thành, thị, xã, phường… thì thành phần tổ giám sát bao gồm đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội Người cao tuổi, Hội CCB, Thanh tra, Tài chính. Đối với các di tích được phân cấp cho các sở, ban, ngành quản lý thì thành phần tổ giám sát gồm lãnh đạo đơn vị, phòng chuyên môn, thanh tra nhân dân, công đoàn, đoàn thanh niên, tài chính ngành. Quy định này giúp tăng cường quản lý, giám sát, làm minh bạch hóa hoạt động thu chi tiền công đức ở các di tích, củng cố niềm tin trong nhân dân và du khách thập phương.
Quyết định 18/2016/QĐUB nêu rõ, hàng năm, nếu nguồn chi cho hoạt động thường xuyên và cho hợp đồng lao động tại di tích không sử dụng hết thì số tiền còn lại được điều chuyển cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đó. Đối với nguồn kinh phí tu bổ tôn tạo di tích, nếu trong năm đơn vị chưa có nhu cầu sử dụng thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng; Trường hợp di tích đã tu bổ hoàn chỉnh, nguồn công đức còn nhưng không có nhu cầu sử dụng thì đơn vị quản lý di tích xem xét, quyết định điều chuyển sang phục vụ tu bổ tôn tạo, phát huy giá trị cho các di tích khác tại địa phương. 

Phương Chi

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.