Nghi lễ Tết grơ ở Keng Đu (Kỳ Sơn)

15/02/2015 11:24

(Baonghean.vn) - Trước tết nguyên đán, người Khơ mú ở xã Keng Đu (Kỳ Sơn) tổ chức tết cổ truyền riêng của cộng đồng mình. Đối với họ, qua cái tết này là gia đình đã bước sang một năm mới. Người Khơ mú gọi là “grơ” thường diễn ra trước tết nguyên đán.

Tải file lên thành công
Người dân xã keng Đu chuẩn bị rượu cần đón tết

Huồi Phuôn 1 xã Keng Đu là bản thuần người Khơ Mú. Dẫu ở gần trung tâm, nơi xa nhất huyện Kỳ Sơn, những nét văn hóa căn cốt nhất của người Khơ mú vẫn hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng,

Nghi lễ cầu may bằng cách bôi tiết gà
Nghi lễ cầu may bằng cách bôi tiết gà

Ngoài các lễ hội phổ biến như tết nguyên đán, tết độc lập, thì cộng đồng này còn có những ngày lễ riêng của họ, trong đó phải nói đến tết grơ. Lễ tết này được tổ chức theo từng gia đình dòng họ từ tháng cuối năm âm lịch. Cho đến trước tết nguyên đán ít ngày thì tất cả các gia đình đều đã xong tết grơ.

Bói chân gà sau lễ cúng
Bói chân gà sau lễ cúng

Giả thích về lễ tết này, ông Lương Phò Bi bản Huồi Phuôn 1 gọi là “tết phong tục”. Cái tết này chỉ diễn ra trong một buổi chiều và 1 đêm với nhiều nghi lễ.

Chủ lễ chia, xôi, thịt cho con cháu trong nhà
Chủ lễ chia, xôi, thịt cho con cháu trong nhà

Trong căn bếp của người Khơ mú có một chiếc bếp chỉ dùng đến khi tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng, một vò rượu rần mới đã được bày ra. Vó rượu cần được đặt dựa vào một chiếc cột, dựng lên cạnh cái bếp. Người Khơ mú quan niệm chiếc cột này tượng trưng cho chủ nhà. Chỉ khi “vắng chủ nhà” chiếc cột này mới bị bỏ ra. Trong gian thờ tổ tiên luôn đặt một chiếc mâm để mời tổ tiên ăn cơm hàng ngày, chiếc mâm cũ cũng được thay bằng cái mới.

Chấm lên trán trước khi ăn
Chấm lên trán trước khi ăn

Sau lần uống rượu cần đầu tiên của những người trong dòng họ cạnh cái bếp dùng làm nghi lễ tín ngưỡng, 2 con gà được bắt về làm lễ cầu may cho năm mới. Sau bài cúng con gà đầu tiên được cắt mỏ lấy tiết. Người chủ lễ cầm cả con gà bôi tiết lên đầu gối cho từng người. Chủ lấy tiết gà quệt theo chiều từ trên xuống dưới và khẩn cầu cho những điều không tốt đẹp của năm cũ hãy đi ra con con người. Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được làm nghi lễ này, một con gà khác được cắt mỏ lấy tiết. Lần lượt từng người lại được chủ lễ bôi tiết gà lên đầu gói. Lần này là chiều từ dưới chân lên đầu gối, kèm với câu khấn cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến vào năm mới.

Đem gà đến tạ ơn gia chủ đã giúp chữa bệnh
Đem gà đến tạ ơn gia chủ đã giúp chữa bệnh

Xong nghi lễ này, người ta mổ cả 2 con gà làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn tết. Những người có kinh nghiệm trong bản còn nhìn chân gà để đoán biết sự tốt xấu, dở hay trong năm mới.

Khi màn đêm đã bao trùm không gian làng bản, một lễ uống rượu cần và cúng tế nữa lại diễn ra. Trong mâm cúng, ngoài gà luộc còn có những thứ nông sản của người Khơ mú như bí đỏ, bí xanh, đỗ rẫy… Lễ cúng kết thúc, những thành viên trong gia đình được chủ lễ chia cho mối người một ịt thịt, xôi. Người được chia thường có động tác cúi đầu nhận sau đó chấm lên trán mới ăn.

Nhân dịp này, những người được gia chủ bốc thuốc nam chữa bệnh cho trong năm cũng mang 1 con gà luộc đến tạ ơn.

Sau lễ cúng này có nghĩa là gia đình đã sang một năm mới. Từ sáng sơm hôm sau cho đến hết ngày người ta không cho con gái lên nhà. Một người được gia chủ quý mến sẽ được mời xông đất vào sáng sớm hôm sau.

Hữu Vi

Mới nhất
x
Nghi lễ Tết grơ ở Keng Đu (Kỳ Sơn)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO