Nghĩ về tình thầy trò thời nay

(Baonghean) - Gần đây, trên mạng nhiều tờ báo điện tử đưa tin về Nghệ An, như ngày 2 tháng 10 vừa qua thầy giáo Phạm Xuân Đ, Trường THPT Đặng Thai Mai, huyện Thanh Chương vào lớp thấy một cậu học trò đầu cạo trọc nom có vẻ thiếu đứng đắn, không đúng với tư cách học sinh, đã có ý chê trách. Không những không nghe lời "sư phụ" khuyên bảo, cậu học trò này cho rằng thầy đã xúc phạm đến lòng tự trọng, làm nhục mình... và coi đó là mối hận nên đã về rủ thêm hai "đệ tử" thân cận quyết phản đòn cho "sư phụ" một bài học.

Sau giờ tan trường, trên đường về thầy Đ đã bị ba tên nghịch tặc bịt mặt dùng gậy chặn đánh tới tấp cho đến khi gục mặt xuống đường. Ở một trường THPT có tiếng ở Thành phố Vinh, không chỉ trò bịt mặt dùng gậy phang thầy đến ngã gục mà gữa thanh thiên bạch nhật, trò còn dùng dao mổ lợn không nương tay xả cắt đứt gót chân thầy chỉ vì dám thu "phao" của hắn trong phòng thi...

Cứ đến ngày 20/11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, ở thành phố, thị trấn thấy tấp tập phụ huynh học sinh ôm những bó hoa tươi thắm và những món quà đến tặng thầy, cô lại chạnh lòng nhớ đến không ít thầy cô giáo "cắm" bản ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, không hoa, không quà... Những ngày này, đâu đó bà con dân bản và các em học sinh nghĩ đến thầy, cô chỉ là những bó hoa rừng, tấm mía, quả bí, bát gạo nếp rãy mới mộc mạc... Và đâu đó nơi miệt rừng "quanh năm ngủ trong mây" đó, các thầy cô đang cùng đám học trò nghèo quây quần bên bếp lửa sưởi ấm qua mùa đông thiếu áo ấm... Xúc động hơn chuyện các thầy cô ở một xã nghèo huyện Quỳ Châu đã góp tiền lương, dù ít ỏi nhưng cũng thêm cho học trò nghèo đến nội trú tại trường mỗi tuần có thêm bút, sách vở và chút bữa tươi. Dù không nhiều, "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là tình cảm thầy, trò không đong đếm được...

Lại buồn, với câu chuyện trên các trang báo đã đưa như đã kể trên, đạo lý truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc Việt Nam ta đã bắt đầu rạn vỡ, không còn vẹn nguyên như muôn năm cũ? Có người nói, sự xói mòn về đạo đức trong nhà trường bây giờ đã đến mức báo động. Cổ nhân nói, có nhân mới có quả, thiển nghĩ sự báo động suy thoái về nhiều mặt giữa tình thầy trò, trò thầy bây giờ... đã đến cấp độ cao rồi, và rất khó ngăn, nếu như không đổi mới mạnh mẽ giáo dục!

Minh Thư

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.