Nghìn xưa còn lại...

(Baonghean) - Còn hơn một tuần lễ nữa mới đến ngày Rằm tháng Bảy, nhưng ở khắp mọi nẻo đường dẫn đến các ngôi chùa trong thành phố, người ta đã bày bán đủ thứ lễ lạt. Tôi ghé vào góc hàng nhỏ của một bà cụ ngồi đối diện với cổng chùa Cần Linh. Góc hàng của cụ là một chiếc xe đẩy, bày lên đó đầy đủ các lễ vật như hương, hoa, đăng, trà, quả,… Cụ già rồi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn, tinh anh lắm, nhìn cách cụ cẩn thận gói ghém hương hoa rồi sắp xếp từng lễ vật sao cho đẹp, cho khéo, bất cứ ai mua hàng cũng đều cảm thấy an tâm. 

Nhân lúc vãn khách, tôi xin phép cụ ngồi cạnh chuyện trò. Cụ nhoẻn miệng cười, nếp da nhăn in hằn bao nỗi vất vả. Cụ là Trần Thị Mùi, tuổi cũng gần độ 80 xuân. Quê gốc của cụ ở xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu. Chồng cụ được lệnh điều chuyển công tác, cụ theo chồng từ Diễn Châu vào Vinh và bán lễ đi chùa từ thời ấy cho đến bây giờ. Cụ bảo ngày xưa, chùa Cần Linh chưa được xây cao đẹp đẽ như bây giờ, nhưng khách thập phương đến đây đông lắm. Chùa nổi tiếng linh thiêng nên người dân xa gần cứ ngày Rằm, mùng Một là kéo nhau đến chùa cầu bình an. Chứng kiến sự đổi thay theo thời gian, cụ nhìn tôi cười: “Nhanh thật đấy, mới đó mà đã gần 20 năm cụ gắn với cái nghề này. Xã hội có phát triển hơn nhiều nhưng dân mình vẫn giữ được cái thuần phong mỹ tục, giữ được văn hóa lên chùa…”. 
Gian hàng nhỏ của cụ Mùi
Gian hàng nhỏ của cụ Mùi
Cũng bằng ấy thời gian, nhịp sinh hoạt của cụ vẫn đều đặn: cụ dậy từ 3 giờ rưỡi sáng, đẩy xe hàng ra cổng chùa, trưa về nhà cơm nước cho cụ ông rồi chiều 2 giờ, cụ lại đẩy xe hàng ra. Chẳng kể ngày nắng gắt hay mưa dầm, bóng dáng cụ với chiếc xe đẩy hàng đã trở nên quen thuộc với người dân sống gần chùa. Cụ bảo chắc nhờ trời Phật phù hộ độ trì nên sức khỏe cụ mới được thế này, cũng chẳng mấy khi đau ốm; hôm nào ở quê có giỗ chạp thì cụ mới nghỉ bán hàng chứ bình thường thì hôm nào cụ cũng ngồi bán ở đây. Giá các mặt hàng cụ bán giá cũng rất “mềm”, thậm chí còn rẻ hơn nhiều nơi khác. Tôi hỏi: Cụ bán thế này thì lời lãi thế nào? Cụ lại nhoẻn miệng nhai trầu cười nói: “Hôm nào bán chạy hàng thì được một yến gạo, còn bình thường thì đủ tiền ăn trầu cháu ạ. Mình bán hàng cốt là ở cái tâm, bán lễ đi chùa cái tâm quan trọng lắm”. Tôi hỏi cụ để mua lễ, cụ soạn từng món hàng một rồi dặn tôi lễ này đặt ở chỗ nào, lễ kia đặt ở đâu; ban thờ nào thì dâng hoa cúc vàng, ban thờ nào dâng hoa sen trắng. Cụ hướng dẫn tỉ mỉ rồi gói gắm mọi thứ cho tôi một cách cẩn thận. 
Tôi vội đỡ đồ lễ và chào cụ để lên chùa. Bóng cụ khuất từ xa, vậy mà khi nhìn lại, tôi vẫn nhìn rõ nụ cười tươi với hàm răng đen đang nhai trầu của cụ. Bỗng tôi có cảm giác gần gũi và thân thương đến lạ… Nội tôi cũng tầm tuổi cụ, cũng bán lễ vật như cụ nhưng chỉ khác là nội tôi không bán ở cổng chùa mà bán ở chợ. Hồi tôi còn bé, cứ ngày nghỉ là tôi ra phụ nội bán hàng. Công việc của tôi là thu tiền và trả lại tiền thừa giúp nội, còn việc soạn lễ cho khách, một tay nội tôi lo liệu. Nội thường nói nếu soạn đồ lễ mà thiếu hoặc có sai sót gì thì phải tội nên phải làm chu toàn và thành tâm. Những ngày Tết Nguyên đán, Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng Bảy, lượng khách mua hàng rất đông, hai bà cháu làm luôn tay mới kịp hàng cho khách. Nhìn tôi mồ hôi đầm đìa, nội lấy khăn mùi soa lau cho tôi rồi khen: “Chả bố cô, cũng ra dáng người lớn lắm rồi đấy”… Bây giờ nội tôi yếu hơn, vài bữa nội mới ra chợ một lần nhưng cũng chỉ để mua miếng trầu miếng cau. Với tôi, những ngày cùng nội bán lễ là khoảng ký ức tuổi thơ thật đẹp. Có lẽ cũng bắt nguồn từ ký ức ấy nên với cụ Mùi, dù chỉ mới hỏi han cụ qua dăm ba câu chuyện trò nhưng tôi vẫn cảm nhận được điều gì đó rất đỗi gần gũi và bình dị. 
Bóng chiều đã ngả dần sau rặng tre, hồ sen bên cạnh chùa cũng phủ màu vàng vọt. Người đến chùa mỗi lúc một đông hơn, khói hương nghi ngút quyện trong làn gió thoảng mùi sen tháng Bảy. Trong sự xô bồ, ồn ào của phố thị, góc bình yên, tĩnh tại trong ngôi chùa cổ kính trở nên đáng trân trọng biết nhường nào.
Ngay tại góc hàng của cụ Mùi cũng vậy, người mua, kẻ bán cứ nhẹ nhàng đến lạ, khiến cho người ta cảm thấy như cuộc sống đang trôi chậm lại. Không gian tuy nhỏ bé nhưng hình như có sức mạnh rất lớn trong việc gìn giữ nếp sống người Việt từ ngàn xưa trao truyền lại. Và người giữ gìn nét văn hóa ấy dường như có cả những cụ già bán lễ ở bên ngoài cổng chùa kia…
Phương Thảo

tin mới

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

Hướng mở cho học sinh không đậu công lập

(Baonghean.vn) - Đậu vào trường công lập là ước mơ của tất cả học sinh và phụ huynh. Nhưng, cơ hội này không dành cho tất cả các em, nhất là với những vùng chỉ tiêu thấp và số lượng học sinh dự thi đông.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập Khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

(Baonghean.vn) - Chiều 7/5, đoàn công tác Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Nghệ An do đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và phổ biến ý định diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hoàng Mai

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

Thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quỳ Châu.

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên

(Baonghean.vn) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tỉnh Nghệ An đã, đang và sẽ làm hết sức mình để tri ân công lao của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Quế Phong

Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 6/5, Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lô Thị Kim Ngân - Trưởng ban Dân tộc, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện một số chỉ tiêu gắn với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Quế Phong.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(Baonghean.vn) - Sáng 6/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024”, với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

Bảo hiểm xã hội Nghệ An ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024

(Baonghean.vn) - Thực hiện Công văn số 1064/BHXH-TT ngày 22/4/2024 của BHXH Việt Nam về việc truyền thông nhân Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân, sáng 6/5, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An tổ chức 'Lễ phát động ra quân hưởng ứng Tháng vận động, triển khai Bảo hiểm xã hội toàn dân năm 2024'.

Điện Biên

Ấn tượng triển lãm 'Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng'

(Baonghean.vn) - Tỉnh Nghệ An vừa phối hợp với Cục Chính trị, Quân khu 4 tổ chức triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - Một thiên sử vàng” đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân đến tham quan và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

Tặng học bổng, thiết bị học tập cho học sinh vùng khó khăn huyện Quế Phong

(Baonghean.vn) - Hưởng ứng "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2024, sáng 5/5, Đoàn Thanh niên Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn Thanh niên Sở Tài chính và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình tặng quà cho các trường học vùng khó khăn huyện Quế Phong.