Người có công xây dựng thương hiệu “Chè Gay”
Sau khi rời quân ngũ (1982), anh Nguyễn Văn Trung ở xã Cao Sơn (Anh Sơn) trở về quê hương xây dựng gia đình và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Năm 1998, anh được bầu làm xóm trưởng xóm 5, một trong những xóm nghèo nhất xã (năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo là 60%), điều kiện giao thông đi lại cách trở, thu nhập của người dân chủ yếu nhìn vào 2 vụ lúa và vườn chè.
(Baonghean.vn) Sau khi rời quân ngũ (1982), anh Nguyễn Văn Trung ở xã Cao Sơn (Anh Sơn) trở về quê hương xây dựng gia đình và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Năm 1998, anh được bầu làm xóm trưởng xóm 5, một trong những xóm nghèo nhất xã (năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo là 60%), điều kiện giao thông đi lại cách trở, thu nhập của người dân chủ yếu nhìn vào 2 vụ lúa và vườn chè.
Anh Trung chuyển “Chè Gay” đi tiêu thụ |
Từ ngày anh Trung thu mua chè, sản phẩm chè Gay của người dân Cao Sơn không bị thương lái ép giá. Người dân xóm 5 và xã Cao Sơn phấn khởi đầu tư phát triển diện tích cây chè. Từ đó, nhiều hộ đã thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ năm 2010 ở xóm 5 chỉ còn 16%. Nhiều hộ có thu nhập cao từ cây chè (từ 60-70 triệu đồng/năm) như anh Cao Xuân Thơ, Nguyễn Duy Liên. Anh Trung tâm sự: “Tôi đang ấp ủ dự định trong thời gian tới ra Hà Nội tổ chức điểm bán và giới thiệu sản phẩm chè Gay Cao Sơn”.
Anh Nguyễn Văn Trung đã trở thành người bạn thân thiết của người trồng chè ở Cao Sơn, là cầu nối đưa thương hiệu chè Gay quê hương đến gần hơn với người tiêu dùng khắp mọi miền. Từ đó, nhiều năm liền anh vinh dự được tham gia báo cáo điển hình Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi ở cấp tỉnh.
Diệp Anh