Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Clip: Quang An - Xuân Hoàng

Nỗi lo khi mùa mưa lũ cận kề

Trở lại vùng tâm lũ bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ, mặc dù không còn khung cảnh đổ nát, hoang tàn như khi lũ vừa đi qua, nhưng điều lo ngại là nhiều hộ dân vẫn đang sinh sống trong những túp lều tạm được che chắn chỉ bằng tấm bạt cũ nát.

Bà Nguyễn Thị Chiến không khỏi lo lắng khi đã gần 1 năm cả gia đình sinh sống trong lều tạm dựng bằng thân cây tre, mét, che chắn bởi tấm bạt. Nay bạt đã cũ rách, mỗi khi có mưa là nước dột làm ướt chăn màn và các đồ dùng khác.

“Trận lũ ống, lũ quét lịch sử năm ngoái đã cuốn trôi toàn bộ nhà cửa và của cải của gia đình, được bà con và chính quyền địa phương dựng cho túp lều tạm để sinh sống. Nhưng nếu tiếp tục ở đây vào mùa mưa lũ thì không ổn”, bà Chiến băn khoăn.

bna_Bà Nguyễn Thị Chiến sống trong túp lều tạm, không khỏi lo lắng khi mừa mưa lũ đang cận kề. Ảnh Xuân Hoàng.JPG
Bà Nguyễn Thị Chiến hiện đang sống trong túp lều tạm, không khỏi lo lắng khi mùa mưa lũ đang cận kề. Ảnh: Xuân Hoàng

Bà Lô Thị Liên đang sinh sống trong ngôi nhà sàn, ngay cạnh điểm có nguy cơ sạt lở núi cao, cũng thấp thỏm: Biết nhà mình sẽ không an toàn, bởi nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, nên gia đình đã đăng ký với chính quyền địa phương di dời đến khu tái định cư mới. Tuy nhiên, đến nay khu tái định cư mới vẫn chưa có, nên gia đình rất lo lắng, nhất là mùa mưa lũ đang đến gần.

“Những ngày đầu tháng 7 xuất hiện những cơn mưa lớn, từng dòng nước lớn chảy từ đỉnh núi xuống vườn nhà; lo sợ sạt lở núi, cả gia đình phải đội mưa sang nhà cạnh bên cho an toàn”, bà Lô Thị Liên cho hay.

bna_Ngôi nhà của gia đình bà Lô Thị Liên bên điểm có nguy cơ sạt lở núi cao, cần di dời đến nơi ở mới. Ản Q.An.JPG
Ngôi nhà của gia đình bà Lô Thị Liên bên điểm có nguy cơ sạt lở núi cao, cần di dời đến nơi ở mới. Ảnh: Quang An

Tìm hiểu được biết, trong lúc chờ tái định cư, một số hộ dân đã tự tìm vị trí đất ở để xây dựng nhà ở lâu dài. Như gia đình ông Lô Văn Sơn, ở bản Hoà Sơn sau thời gian dài ở trong lều tạm, đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng ngôi nhà kiên cố để ở.

“Chưa thấy bố trí khu tái định cư mới, trong lúc cả gia đình phải sinh sống trong túp lều tạm, chật chội, thiếu thốn đủ bề, nên khi được cha mẹ cho mảnh đất ở trong vườn nhà, vợ chồng tôi quyết định đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây nhà. Do mảnh đất có độ dốc lớn, nên phải đầu tư đổ trụ bê tông, kè đá… khu vực ta luy âm mới tạo được mặt bằng để làm nhà. Nay có được ngôi nhà kiên cố để ở, không còn lo lắng khi có mưa gió”, ông Lô Văn Sơn chia sẻ.

bna_Ngôi nhà kiến cố của gia đình ông Lô Văn Sơn ở bản Hoà Sơn vừa xây xong để ở sau nhiều tháng sống trong lều tạm. Ảnh Xuân Hoàng.JPG
Gia đình ông Lô Văn Sơn ở bản Hoà Sơn vừa xây xong nhà để ở sau nhiều tháng sống trong lều tạm. Ảnh: Xuân Hoàng

Tương tự, tại bản Sơn Hà, ngôi nhà của ông Hạ Bá Dờ nằm ngay cạnh tuyến đường chính nối từ thị trấn Mường Xén lên xã Tây Sơn, đã bị đợt lũ lịch sử năm 2022 cuốn trôi toàn bộ, vùi lấp hoàn toàn nền nhà. Sau gần 1 năm quay lại nhà ông Dờ, trước mắt chúng tôi là tổ thợ nề đang tiến hành xây dựng ngôi nhà kiên cố.

Ông Hạ Bá Dờ cho hay: Những tưởng sớm bố trí được khu tái định cư mới để gia đình chuyển đến làm nhà ở ổn định, nhưng chờ lâu quá, trong khi mùa mưa lũ đang đến gần, nên gia đình quyết định xây dựng mới ngôi nhà ngay trên nền đất cũ. Với sự hỗ trợ của cộng đồng và vay mượn thêm, ngôi nhà kiên cố của gia đình trị giá khoảng 300 triệu đồng dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 8 tới.

bna_Gia đình ông Hạ Bá Dờ ở bản Sơn Hà đang xây dựng nhà kiên cố để ở, sau khi nước lũ làm sập ngoi nhà của gia đình. Ảnh Q.An.jpg
Gia đình ông Hạ Bá Dờ ở bản Sơn Hà đang xây dựng lại nhà để ở, sau khi nước lũ làm sập ngôi nhà của gia đình. Ảnh: Q. An

Sau đợt lũ ống, lũ quét xảy ra đầu tháng 10/2022, người dân bản Hoà Sơn và Sơn Hà của xã Tà Cạ bị thiệt hại nặng nề về nhà cửa và tài sản. Hàng chục hộ bị mất nhà cửa, tài sản, nhiều hộ dù không bị mất nhà cửa nhưng nằm trong khu vực nguy cơ cao sạt lở núi. Do vậy, người dân cần di chuyển đến nơi ở mới để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cho đến nay khu tái định cư mới vẫn chưa có, hàng chục hộ dân vẫn phải sinh sống trong nhà tạm, hoặc ở nhờ nhà người thân trong điều kiện thiếu thốn đủ bề.

Ông Vi Văn Truyền – Trưởng bản Hoà Sơn cho biết: Trong số những hộ dân bị mất nhà cửa do trận lũ ống, lũ quét tháng 10/2022, thì hiện nay có 16 hộ đang ở tạm trong lều lán ở vị trí cũ; 6 hộ ở nhà người thân; 10 hộ ở nhà tạm ở vị trí khác; 3 hộ ở nhờ khu tập thể tại các trường học và 4 hộ đã tự tìm vị trí mới để xây dựng nhà ở kiên cố.

Ưu tiên tái định cư cho những hộ mất nhà

Ngay sau khi trận lũ ống, lũ quét xảy ra tại địa bàn các bản Hoà Sơn và Sơn Hà của xã Tà Cạ và một khu vực của thị trấn Mường Xén, các cấp chính quyền tập trung phương án tái định cư cho người dân, trong đó đặc biệt là bản Hoà Sơn. Theo đó, các điểm tái định cư cho bà con được huyện Kỳ Sơn khảo sát tại bản Cầu Tám, xã Tà Cạ và một điểm phía sau Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện.

bna_7.jpg
Nhiều hộ dân vẫn sống thấp thỏm bên những điểm sạt lở. Ảnh: Quang An

Ông Thò Bá Rê – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mùa mưa bão cận kề là nỗi băn khoăn đối với chính quyền địa phương, bởi hàng chục hộ dân đang phải sống trong nhà tạm, lán tạm và vùng có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đến tính mạng của hàng trăm người dân.

Theo ông Thò Bá Rê, đến nay vẫn chưa bố trí được khu tái định cư cho người dân là do điểm tái định cư số 1 với diện tích 8,6 ha tại bản Cầu Tám, xã Tà Cạ vướng rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy, nên phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi đất, đến nay chưa thực hiện được.

Đối với điểm số 2 với 3,9 ha, bố trí cho 56 hộ dân (phía sau Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện) không vướng mắc gì, ngày 5/7 UBND tỉnh đã cho chủ trương đầu tư, UBND huyện giao Ban quản lý dự án tiến hành tham mưu để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Huyện phấn đấu cuối năm 2023, đầu năm 2024 sẽ có mặt bằng khu tái định cư này để bố trí ưu tiên cho những hộ bị sập và trôi nhà đến ở trước.

bna_Theo khảo sát của huyện Kỳ Sơn, khu vực khả dĩ nhất có thể bố trí tái định cư cho hàng trăm hộ dân nằm ở bản Cầu 8, xã Tà Cạ. Ảnh Quang An.jpg
Điểm tái định cư tại bản Cầu Tám, xã Tà Cạ đang vướng rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy nên phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi đất, đến nay chưa thực hiện được. Ảnh: Quang An

Mùa mưa đang đến gần, chính quyền các cấp và các ngành chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục tiếp theo để các điểm tái định cư sớm được triển khai, nhằm bảo đảm tính mạng cũng như sự “an cư lạc nghiệp” của hàng trăm hộ dân sau mưa lũ.

tin mới

Cao tốc Bắc Nam đoạn qua Nghi Lộc đã hoàn thành. Ảnh: Trân Châu

Kiểm tra an toàn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt trước ngày thông xe

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Cùng với tinh thần làm việc không quản ngày đêm của các nhà thầu, các đoàn công tác của Bộ Giao thông cũng có mặt tại đây kiểm tra chất lượng và tiến độ về đích của công trình.

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

Cho ý kiến về Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ đến năm 2045

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chung Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai và lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch các hạng mục đầu tư; cũng như quản lý các dự án, quản lý đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Nút giao lên xuống giữa cao tốc Bắc Nam với đường N5, xã Nghi Phương, Nghi Lộc

Dịp 30/4, phương tiện di chuyển trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu- Bãi Vọt thế nào?

(Baonghean.vn) - Cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có tổng chiều dài 49,3 km, trong đó đoạn qua địa phận Nghệ An là 44,4 km và Hà Tĩnh 4,9 km. Theo kế hoạch, vào ngày 28/4/2024 sẽ khánh thành và thông xe kỹ thuật để phục vụ người dân sẽ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5.

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.