Người đi đầu trên vùng đất khó

(Baonghean.vn) - Bà con 2 bản Ồ Ồ và Già Hóp thuộc xã Tường Sơn (Anh Sơn) mỗi lần nhắc đến anh Lương Văn Thủy luôn tỏ rõ sự nể phục và yêu mến. Với cương vị Bí thư chi bộ (2 bản có chung 1 chi bộ), anh Thủy luôn có ý thức đi đầu và gương mẫu trong mọi công việc để bà con học hỏi, noi theo.

 

Anh Lương Văn Thủy sinh năm 1962, từ nhỏ đã được bố mẹ quan tâm đầu tư cho việc học hành. Những năm ấy, cả bản chỉ có một mình anh được theo học hết cấp 3. Học xong, anh tham gia phục vụ quân ngũ và được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Xuất ngũ trở về quê hương, anh thực sự trăn trở trước cảnh cuộc sống bản làng và đồng bào mình còn gặp nhiều khó khăn, cái đói cái nghèo thường xuyên đe dọa.

Cất công tìm hiểu, anh nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo là do trình độ nhận thức và khoa học kỹ thuật của bà con dân bản hạn chế, cùng với đó là tư tưởng trông chờ ỷ lại vẫn còn đè nặng. Vì thế, Lương Văn Thủy cho rằng muốn thay đổi cuộc sống trước hết phải làm đổi thay nhận thức của bà con. Nhưng để bà con tin những điều mình đã nói thì trước hết phải làm cho bà con thấy tận mắt việc làm của mình.


Người đi đầu trên vùng đất khó ảnh 1

                    Anh Lương Văn Thủy chăm sóc đàn lợn.

Do được học hành cơ bản, lại được đi ra để mở rộng tầm nhìn, anh quyết định bắt tay xây dựng kinh tế gia đình. Trước tiên là huy động nguồn vốn để phát triển đàn gia súc, gia cầm. Có thời điểm, đàn bò và đàn lợn của gia đình anh lên tới hàng chục con, đàn gà lên tới hàng trăm con. Khi đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, Lương Văn Thủy tiếp tục đào ao thả cá.

Tận dụng các khe suối và những bãi đất hoang, anh biến thành những dãy ao quanh năm đầy cá, vừa đảm bảo nguồn thực phẩm hàng ngày, vừa cung cấp cho thị trường và đem lại một nguồn thu khá lớn. Những thửa ruộng năng suất thấp, chỉ trồng được một mùa lúa, anh mạnh dạn đưa giống mới về trồng cả 2 vụ cho năng suất cao. Đối với nương rẫy lâu năm, đất bị bạc màu do quá trình bào mòn, rửa trôi, gia đình anh đầu tư trồng cây keo nguyên liệu. Nhờ đó, thu nhập của gia đình ngày càng cao, mỗi năm xấp xỉ 100 triệu đồng.

 

Thấy gia đình anh Lương Văn Thủy mạnh dạn đầu tư và làm ăn có hiệu quả, bà con 2 bản Ồ Ồ và Già Hóp đến tận nhà để học hỏi kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Anh nhiệt tình hướng dẫn bà con từng công đoạn. Nghe và làm theo anh Thủy, nhiều hộ đã mạnh vay vốn làm ăn, bước đầu thoát khỏi đói nghèo và có của ăn, của để.

 

Uy tín của Lương Văn Thủy ngày càng cao, anh được bà con bản Già Hóp bầu làm Trưởng bản. Sau đó, anh được bầu Làm Bí thư Chi bộ Ồ Ồ-Già Hóp. Những năm qua, đời sống của bà con nơi đây còn gặp không ít khó khăn nên ngoài việc vận động phát triển các mô hình kinh tế, anh còn vận động bà con tạo điều kiện cho con em được học hành. Các con của anh đều được học hết THPT, có người về làm Trưởng bản, có người làm Bí thư chi đoàn và đều chăm chỉ làm ăn.

Bản chưa được đầu tư xây dựng hệ thống điện lưới, sau nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được quan tâm kịp thời, anh liền vận động bà con đóng góp tiền và ngày công để xây dựng. Ban đầu vận động rất khó, vì nhiều hộ còn khó khăn, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước vẫn chưa mất hẳn. Nhờ sự kiên trì, cuối cùng anh đã thành công trong việc vận động đưa điện về bản. Đầu Xuân năm nay, bản làng đã sáng điện, ai cũng vui và nhớ đến công ơn của Bí thư Lương Văn Thủy.

 

Bản Ồ Ồ và Già Hóp là địa bàn vùng sâu vùng xa, lại giáp ranh với các xã, huyện bạn nên tình hình an ninh-trật tự khá phức tạp. Đặc biệt, một số kẻ xấu lợi dụng trình độ nhận thức hạn chế, cuộc sống khó khăn để lôi kéo, dụ dỗ bà con làm việc trái pháp luật. Trước tình hình đó, anh Thủy đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, nói rõ âm mưu của kẻ xấu để bà con không còn nghe theo chúng. Thấy anh nói có tình, có lý, ai cũng nghe theo và quý trọng anh hơn.

 

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Lương Văn Thủy vẫn còn những trăn trở: “Cuộc sống đã có những thay đổi đi lên nhưng so với mặt bằng toàn xã, đời sống của bà con 2 bản Ồ Ồ và Già Hóp vẫn còn ở mức thấp. Bà con đang rất cần được vay vốn phát triển sản xuất, tập huấn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật”.

Tường Anh

Tin mới

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Những nông dân của đội tuồng làng Kẻ Gám (Yên Thành) được nhận Giải thưởng Đào Tấn

Ngày 29/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Đào Tấn 2022, tôn vinh 15 tập thể, cá nhân đã có những tác phẩm đóng góp tích cực cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 29/5

(Baonghean.vn) - Đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại I; Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm; Hơn 1.900 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu... là những thông tin nổi bật trong ngày 29/5.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Anh

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới

(Baonghean.vn) - Ngày 29/5, Đảng uỷ Quân sự tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 154-CT/ĐUQSTW, ngày 09/4/2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền đặc biệt trong thời kỳ mới.
Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

Chậm tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam đoạn qua Hưng Nguyên: Có phải vì vướng mặt bằng?

(Baonghean.vn) - Gần đây, Công ty CP Đầu tư Phúc Thành Hưng - đơn vị tham gia thi công Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông phản ánh, đoạn qua huyện Hưng Nguyên gặp nhiều vướng mắc ảnh hưởng tiến độ thi công của nhà đầu tư.
Truy tìm nam sinh mất tích đã 5 ngày

Truy tìm nam sinh mất tích đã 5 ngày

(Baonghean.vn) - Một nam sinh tại huyện Yên Thành bị mất tích. Mặc dù, địa phương đã huy động hàng trăm người tìm kiếm nhưng đến thời điểm này, đã 5 ngày trôi qua, vẫn chưa có kết quả.
Trả lời kiến nghị cử tri Nam Đàn về việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

Trả lời kiến nghị cử tri Nam Đàn về việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng và rừng phòng hộ

(Baonghean.vn) - Cử tri xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn phản ánh việc cắm mốc chỉ giới giữa rừng đặc dụng với rừng phòng hộ, rừng sản xuất còn chồng chéo, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra việc tổ chức cắm mốc và thông báo để người dân biết và thực hiện.
Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An thực hiện giám sát tại bếp ăn tập thể trường học trong tỉnh. Ảnh Thành Chung

Xử phạt 660 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

(Baonghean.vn) - Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2023, các đoàn công tác liên ngành, chuyên ngành đã thực hiện kiểm tra 6.337 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; tiến hành lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 781 triệu đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

Chủ tịch UBND tỉnh: Cố gắng tìm ra dư địa phát triển trong tình hình khó khăn chung

(Baonghean.vn) - Đứng trước những khó khăn, thách thức tác động lớn đến mục tiêu tăng trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các sở, ngành thường xuyên theo dõi, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, cản trở, ách tắc để tìm ra các dư địa, thúc đẩy phát triển.