Người Khơ Mú tiên phong làm trang trại dưới chân Pu Thoong

14/10/2016 17:13

(Baonghean.vn) – Dưới chân núi Pu-Thoong của bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn) bà con người Khơ Mú vẫn thường nhắc đến ông Cụt Bún Ma với một niềm tự hào. Ông chính là người tiên phong “khai hoang mở cõi” biến vùng đất cằn Pu Thoong thành trang trại rộng gần 19 ha trù phú giữa đại ngàn.

Ông Cụt Bún Ma năm nay đã 63 tuổi nhưng ngày qua ngày ông vẫn miệt mài làm việc từ khi mặt trời mới nhú khỏi con khe Nọong cho tới khi lặn khỏi chân núi Pu Thoong. Mỗi sáng, công việc đầu tiên của ông là tìm cái ăn cho hơn 40 con bò Mông của gia đình, đây là tài sản lớn nhất của trang trại bởi mỗi chú bò giờ đã cầm chắc cái giá hơn 25 triệu đồng trong tay.
Ông Cụt Bún Ma năm nay đã 63 tuổi nhưng sức làm việc của ông khiến nhiều dân bản nể phục. Thức dậy khi mặt trời mới nhú khỏi con khe Noọng cho tới khi lặn khỏi chân núi Pu Thoong, công việc đầu tiên của ông là tìm cái ăn cho hơn 40 con bò của gia đình. Đây là tài sản lớn nhất của trang trại bởi mỗi chú bò giờ đã cầm chắc cái giá hơn 25 triệu đồng.
Ông kể, hồi 2004, lúc đó là thời điểm ông cùng vợ quyết tâm khai hoang để làm trang trại thì trong tay chỉ có gia tài là 4 con bò, đó là thành quả từ số tiền chắt góp giành dụm sau bao chuyến đi rừng. Sau 12 chăm sóc tận tình và nhân giống, đàn bò của gia đình được tăng lên tổng đàn như ngày hôm nay. Từng đó thời gian ăn cùng ngủ cùng với chúng, ông cũng dần trở thành “bác sỹ thú y” của gia đình khi có thể tự mình tiêm phòng và trị bệnh cho loài vật nuôi này.
Ông kể, hồi 2004, lúc đó là thời điểm ông cùng vợ quyết tâm khai hoang để làm trang trại thì trong tay chỉ có gia tài là 4 con bò, đó là thành quả từ số tiền chắt góp dành dụm sau bao chuyến đi rừng. Sau 12 năm chăm sóc tận tình và nhân giống, đàn bò của gia đình được tăng lên tổng đàn như ngày hôm nay. Từng đó thời gian ăn cùng ngủ cùng với chúng, ông cũng dần trở thành “bác sỹ thú y” của gia đình khi có thể tự mình tiêm phòng và trị bệnh cho loài vật nuôi này.
Vừa qua, gia đình ông cũng đã xuất chuồng  hơn 20 con dê địa phương. Mặc dù mới nuôi gần 3 năm nhưng hợp tay người, dê lớn nhanh và khỏe mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại thì ông đã xuất bán hơn 60 con, có những con trưởng thành có cân nặng gần 45 kg. Với giá bán 12,5 nghìn đồng/1kg hơi mang lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình mỗi lứa.
Vừa qua, gia đình ông cũng đã xuất chuồng hơn 20 con dê địa phương. Mặc dù mới nuôi gần 3 năm nhưng hợp tay người, dê lớn nhanh và khỏe mạnh. Tính đến thời điểm này tại thì ông đã xuất bán hơn 60 con, có những con trưởng thành có cân nặng gần 45 kg. Với giá bán 12,5 nghìn đồng/kg hơi mang lại nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình mỗi lứa.
Để có nguồn nước cung cấp cho trang trại, ông đã mạnh dạn đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước từ hệ thống tự chảy trên núi về để tưới cho gân 6 ha ngô, lúa và 50 gốc cây ăn quả được phát triển tốt tươi.
Để có nguồn nước cung cấp cho trang trại, ông đã mạnh dạn đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước từ hệ thống tự chảy trên núi về để tưới cho gần 6 ha ngô, lúa và 50 gốc cây ăn quả được phát triển tốt tươi.
Hệ thống dẫn nước dài gần 100 m được ông cất công lắp đặt trong gần 1 tháng với kinh phí hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, đất không phụ công người khi mỗi năm từ diện tích ngô, lúa và hoa quả được trồng mỗi vụ mang lại sản lượng gần chục tấn.
Hệ thống dẫn nước dài gần 100 m được ông cất công lắp đặt trong gần 1 tháng với kinh phí hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, đất không phụ công người khi mỗi năm từ diện tích ngô, lúa và hoa quả được trồng mỗi vụ mang lại sản lượng gần chục tấn.
Không chỉ phát triển trang trại ông còn nhận khoanh nuôi và bảo vệ gần 9 ha rừng. Nhờ bám đất, bám rừng mà gia đình không còn duy trì hủ tục đốt rừng làm rẫy mà tập trung đầu tư, khai hoang để phát triển diện tích trang trại của mình. Đối với bà con bản Nọong Dẻ nói riêng và Nậm Cắn nói chung, ông chính là điểm tựa tinh thần để giúp họ tin vào sức lao động và ý chí có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Không chỉ phát triển trang trại ông còn nhận khoanh nuôi và bảo vệ gần 9 ha rừng. Nhờ bám đất, bám rừng mà gia đình không còn đốt rừng làm rẫy mà tập trung đầu tư, khai hoang để phát triển diện tích trang trại của mình. Đối với bà con bản Nọong Dẻ nói riêng và Nậm Cắn nói chung, ông chính là điểm tựa tinh thần để giúp họ tin vào sức lao động và ý chí có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Người Khơ Mú tiên phong làm trang trại dưới chân Pu Thoong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO