Người lính bảo vệ chiếc máy bay trong dịp Bác Hồ về thăm quê

(Baonghean) - Gần đến dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm quê, tôi may mắn được gặp một trong những người lính bảo vệ chiếc máy bay trực thăng trong dịp Người về thăm quê tháng 12/1961.
 
Người lính ấy là ông Đào Văn Chỉnh, ở xóm 6, Tăng Thành (Yên Thành). Ông Đào Văn Chỉnh năm nay đã 87 tuổi, nhưng còn nhanh nhẹn và minh mẫn lắm. Người lính già này từng là một trong những đội viên đầu tiên của Đại đội Phan Đăng Lưu - bộ đội địa phương huyện Yên Thành năm 1947, đến năm 1949 được bổ sung vào bộ đội chủ lực và trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ sau năm 1954, ông về làm lính của Trung đoàn bảo vệ sân bay Gia Lâm (E99), riêng đại đội của ông được giao nhiệm vụ bảo vệ máy bay chuyên dụng giành để chuyên chở các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Cá nhân ông được giao nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ máy bay trực thăng của Liên Xô tặng Bác Hồ sử dụng nên vinh dự được gặp Bác nhiều lần. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là dịp Bác Hồ về thăm quê lần thứ 2 năm 1961. Ông bồi hồi kể lại: Ngày ấy đất nước ta con nghèo, việc chuyên chở Bác Hồ và các vị lãnh đạo đi công tác xa cũng chỉ có chiếc máy bay IL và một máy bay trực thăng. Tôi và 2 chiến sỹ nữa được phân công trực tiếp bảo vệ máy bay trực thăng. Nhiệm vụ của chúng tôi là trực cạnh máy bay 24/24h, giữ cho máy bay an toàn. Nói là bảo vệ nhưng chỉ là bảo vệ bên ngoài, còn việc lau chùi, sửa chữa bảo trì máy móc đã có các tổ máy, có cả chuyên gia Liên Xô và cán bộ ta. Hàng ngày chúng tôi ghi vào sổ trực ban mọi tình huống xẩy ra xung quanh máy bay.
 
Trước mỗi chuyến đi công tác, các cán bộ thợ máy, phi công gặp chúng tôi để bàn giao. Thông thường chúng tôi chỉ được biết giờ xuất phát và giờ trở về của máy bay chứ không biết được máy bay đi đâu. Nhưng lần ấy, không biết từ nguồn tin nào, chúng tôi được biết lần này "con đại bàng trắng" (chúng tôi thường gọi cho chiếc máy bay chuyên dụng của Bác) sắp chở Người về thăm quê, ai cũng rân rấn nước mắt.
 
Mừng quê hương hoà bình, mừng Bác còn khoẻ để về thăm quê, nhưng lại nghĩ ở quê, những người thân của Bác, cha mẹ và anh chị của Người, cụ cả Khiêm, cô Thanh đều đã khuất núi. Sau mấy ngày về thăm quê, sáng mồng 10 tháng 12/1961, những người lính bảo vệ sân bay Gia Lâm lại được đón Bác trở về Thủ đô. Buổi sáng hôm ấy, trời nắng đẹp, đơn vị được lệnh ăn mặc gọn gàng, tề tựu đông đủ trong hội trường nhỏ để đón Bác. Khi chiếc máy bay trực thăng vừa xuất hiện phía Nam, chúng tôi đã ùa ra sân, ai cũng náo nức chờ đợi. Máy bay từ từ hạ cánh xuống đường băng, cửa máy bay vừa mở, Bác Hồ xuất hiện với bộ quần áo nâu, phía ngoài khoác chiếc áo ka ki giản dị. Bước xuống máy bay, Bác đi nhanh vào hội trường. Bác kể vắn tắt những ngày về thăm quê, Bác hỏi thăm tình hình công tác, đời sống của anh em chúng tôi, rồi Bác nói: "Bác ở quê ra, không có quà gì để tặng cho các chú, Bác thưởng cho các chú một món quà nhỏ là Bác cháu ta chụp ảnh chung cùng mừng cho chuyến đi của Bác về quê thắng lợi, mừng cho công việc của các chú ngày một tiến bộ". Cả hội trường lại ùa ra bãi cỏ phía tiền sảnh quây quần quanh Bác để chụp ảnh. Tôi may mắn được đứng gần Bác cùng với các chiến sỹ cảnh vệ, hậu cần, cả các phi công người Nga trong tổ lái cũng hân hoan, vui vẻ chụp ảnh chung cùng Bác...
 
Cuộc đời tôi đã trải qua gần 30 năm trong quân ngũ, trong đó có mấy năm được trực tiếp bảo vệ chiếc máy bay trực thăng -"con đại bàng trắng" thân yêu thường chở Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo đi công tác, nhưng lần được chụp ảnh chung với Bác Hồ là kỷ niệm đáng nhớ nhất. Bây giờ chẳng những tôi mà các cựu chiến binh của E 99, Trung đoàn Anh hùng của bộ đội Phòng không không quân, ai cũng giữ tấm hình này như là báu vật. Tại phòng truyền thống của Trung đoàn, cũng treo trang trọng bức ảnh này. Sau ngày Bác mất, chúng tôi không được trực tiếp phục vụ Bác nữa, nhưng những kỷ niệm từ những năm tháng được bảo vệ chiếc máy bay trực thăng của Bác là niềm tự hào luôn động viên tôi trong suốt cả cuộc đời.
 
Đời tôi có nhiều bất hạnh là đứa con trai đầu của tôi hy sinh ở chiến trường, còn con trai thứ 2 bị bệnh tim, mất tại bệnh viện huyện nhà. Có lúc tôi gần như tuyệt vọng, nhưng nghĩ về Bác, về cuộc đời hy sinh tận tuỵ của Người dành cho đất nước, cho dân, về những năm tháng được gần gũi Bác mà noi gương Bác, bình tĩnh trở lại để làm chỗ dựa cho vợ con vượt qua những mất mát, đau thương, có khi phải dựa vào Bác mà đứng dậy, anh ạ".
 
Người cựu chiến binh Trung đoàn 99 kể cho tôi nghe những lời này, ông rân rấn nước mắt chỉ vào tấm ảnh để trang trọng trên chiếc tủ ly trước bàn thờ. Ông bảo "Tôi mặc áo trắng đứng đấy, phía sau Bác, năm đó tôi mới 36 tuổi".

Ngô Đức Tiến

tin mới

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.