Người lính già và ký ức thời tiễu phỉ

(Baonghean.vn) - Tìm về xã biên giới Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) khi người dân đang tất bật vào vụ sản xuất năm mới sau cái Tết yên vui, chúng tôi cảm nhận rõ được màu sắc của sự bình yên, no ấm sau 10 năm lặng im tiếng súng vì nạn phỉ hoành hành. Trong câu chuyện đầu năm, bà con nơi đây không khỏi ngợi ca công sức của đồng chí Thượng tá Đào Văn Tường - Nguyên đồn trưởng đồn Biên Phòng Nậm Càn. 

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi về địa bàn huyện Anh Sơn để gặp Thượng tá Đào Văn Tường. Khi nghe chúng tôi đề cập về chuyện tiễu phỉ ngày ấy ánh mắt ông như bừng sáng, ký ức một thời oanh liệt lại ùa về. Sinh năm 1957 trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Tào Sơn (Anh Sơn), năm 18 tuổi ông gia nhập quân đội và được phân vào lực lượng Biên phòng bảo vệ vùng biên giới Nghệ An. Năm 1989, tình hình biên giới phía Bắc diễn biến phức tạp, ông lại xung phong ra Lào Cai để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Sau đó ông trở về Nghệ An. Năm 2000, ông nhận nhiệm vụ lên Kỳ Sơn, một huyện nghèo về kinh tế và phức tạp về an ninh của tỉnh để công tác với chức vụ Đồn trưởng Đồn 535 tại xã Na Loi. Năm 2002, do tình hình khu vực biên giới khó khăn phức tạp, ông được điều về tiếp quản Đồn biên phòng 547. Đồn đứng chân trên địa bàn xã Nậm Càn của huyện Kỳ Sơn và được giao nhiệm vụ quản lý 25 km đường biên giới. 

Ông Đào Văn Tường
Ông Đào Văn Tường

Là một xã vùng biên, tình hình diễn biến hết sức phức tạp, phỉ hoạt động xâm nhập vào địa bàn nước ta. Trước đó chúng đã gây nhiều tội ác như: cướp bóc, bắn giết, làm chết và bị thương nhiều người dân và cán bộ chiến sỹ ta hoạt động trên biên giới. Sự manh động và liều lĩnh của bọn phỉ đã làm cho an ninh chính trị trên địa bàn trở nên căng thẳng, gây bất an trong quần chúng nhân dân. 

Trước tình hình đó, đồng chí Tường đã chủ động tham mưu đề xuất Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh tổ chức chốt chặn biên giới, ngăn chặn hoạt động xâm nhập, vượt biên vận chuyển tiếp tế lương thực, thực phẩm và thuốc men cho phỉ Lào. Từ đó, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh đã xây dựng kế hoạch 511 (còn gọi là kế hoạch KT- 02) với chủ trương “Tấn công chính trị, kêu gọi vận động phỉ Lào ra hàng bạn”.
Ông Đào Văn Tường - ngoài cùng bên phải, trong lễ chúc thọ đầu xuân Ất Mùi
Ông Đào Văn Tường (ngoài cùng bên trái), trong lễ chúc thọ đầu xuân Ất Mùi

Tại địa bàn, đơn vị đã đấu tranh, giáo dục tại cộng đồng 3 đợt trên 50 đối tượng thường xuyên vượt biên quan hệ tiếp tay cho phỉ và gọi răn đe nhiều đối tượng khác. Đồng chí Tường đã trực tiếp chỉ huy nhiều đợt tuần tra mật phục trên biên giới, phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động xâm nhập của phỉ vào địa bàn, đấu tranh có hiệu quả với các đối tượng vượt biên quan hệ tiếp tay cho phỉ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn trong khu vực do đồn đảm nhiệm. Điển hình là trận đánh phỉ xâm nhập tối ngày 10/9/2004.

Do trên tuyến Nam đường 7 các lực lượng của ta tổ chức chốt chặn, cắt đứt đường tiếp tế nên các toán phỉ không có đủ lương thực, thuốc men. Việc ấy làm cho chúng ngày càng liều lĩnh manh động hơn. Chúng sử dụng các toán trên dưới 10 tên xâm nhập sâu vào các chòi, nương rẫy, khống chế  dân ta để cướp bóc và đe dọa. Đỉnh điểm là tại địa bàn đồn 551 chúng đã phục kích bắn chết đồng chí Trung úy Và Bá Giải, cán bộ đồn Biên phòng 551. 
Được Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh đồng ý, đơn vị đã tổ chức trinh sát nắm chắc tình hình. Tại địa bàn, ông chỉ đạo cho cán bộ địa bàn khống chế tất cả các cơ sở buôn bán lương thực, thực phẩm, hàng tạp hóa, thuốc men… không được bán số lượng nhiều, mỗi lần bán cho ai đều phải ghi chép lại con người, thời gian, số lượng, chủng loại. Việc này kéo dài khoảng 1 tháng và đã tạo sức ép lớn gây thiếu đói trong vùng phỉ, tạo điều kiện cho cơ sở câu nhử địch thuận lợi và đúng ý định chiến đấu của ta.
Thời gian này, Đồn Biên phòng dưới sự chỉ huy của đồn trưởng Đào Văn Tường đã tổ chức huấn luyện thuần thục chiến thuật chiến đấu phục kích, nghiên cứu xử lý tốt các tình huống, chuẩn bị tốt tinh thần chiến đấu, vũ khí trang bị gọn nhẹ, công tác đảm bảo hậu cần đầy đủ và hăng hái đăng ký lập công. 
Đến khoảng 8 giờ ngày 10/9/2004 cơ sở báo cáo khoảng 19 giờ đêm sẽ có khoảng 12 đến 15 tên xâm nhập vào hướng đầu khe Nậm Càn để trao đổi hàng hóa. Ngay sau khi nhận được thông tin, cấp ủy - Ban chỉ huy đã họp  đánh giá, thống nhất lần cuối về cách đánh, cách bố trí lực lượng và thời gian triển khai đội hình, đồng thời báo cáo Bộ chỉ huy chỉ đạo. Nhận thấy tình hình thuận lợi, ta triển khai hai mũi tấn công: Mũi thứ nhất do đích thân đồng chí Đào Văn Tường chỉ huy phục kích đánh địch đầu khe Nậm Càn; mũi thứ 2 do đồng chí Bùi Danh Đại - Đồn phó trinh sát chỉ huy phục kích phía trong cùng bản Phồng (xã Lưu Kiền, Tương Dương).
Đến 18 giờ đồn trưởng Đào Văn Tường chỉ huy các mũi triển khai hành quân chiếm lĩnh trận địa. Khi  mũi thứ nhất do ông chỉ huy lên gần đầu khe Nậm Càn (chưa đến vị trí chiếm lĩnh trận địa) thì bất ngờ chạm trán tốp phỉ 12 tên đi hướng ngược lại. Ông ra lệnh không được nổ súng, lợi dụng địa hình đảm bảo bí mật, thực hiện đúng ý đồ chiến thuật (Đánh bắt khi bọn phỉ quay ra biên giới có mang vác nặng trên vai). Mọi diễn biến đúng như dự kiến, đến khoảng 23 giờ khi mũi thứ hai tấn công thì bọn phỉ chạy tán loạn, ta bắt được 1 tên, thu 01 máy bộ đàm; đến khoảng 0 giờ 30 phút ngày 11/9 thì mũi của của đồng chí Tường chỉ huy bắt được 3 tên. Đến khoảng 1 giờ 30 phút mũi của ông phát hiện 2 tên chạy ra hướng biên giới và đã nổ súng bắn bị thương 01 tên, bắt sống 01 tên, đến 8 giờ ngày 11/9, sau khi sục sạo trong khu vực ta tiếp tục bắt thêm 01 tên và thu 3 khẩu súng tiểu liên AK cùng 17 viên đạn.
Trận đánh kết thúc thắng lợi, ta bắt sống 6 tên, tiêu diệt 01 tên, thu 3 súng tiểu liên AK, 17 viên đạn, 01 máy bộ đàm và một số tang vật quan trọng khác. Lực lượng ta an toàn tuyệt đối.
Thừa thế chiến công đó, ông tiếp tục đề xuất chủ trương và nhanh chóng tổ chức đẩy mạnh việc tuyên truyền đặc biệt sang vùng phỉ nên trong tháng 10/2004 đã vận động lôi kéo được 2 đợt với 25 nhân khẩu từ vùng phỉ về hàng ta trên đầu khe Nậm Khiên, xã Nậm Càn. Kết quả trên đã góp phần quan trọng nhanh chóng làm tan rã hoàn toàn số phỉ còn lại ở phía ngoại biên vào giữa năm 2005. Từ năm 2006 đến nay tình hình biên giới khu vực địa bàn Nậm Càn và tuyến Nam đường 7 đã trở lại bình yên.
Năm 2013, ông về hưu, nhận thấy khu vực Ngã tư đường mòn Hồ Chí Minh (xã Khai Sơn) tình hình an ninh có phần phức tạp hơn so với các địa bàn khác nên ông đã đề xuất với Ủy ban nhân dân xã Khai Sơn thành lập một tổ tự quản với 15 hộ dân xung quanh khu vực ngã tư. Tổ tự quản đi vào hoạt động theo chương trình hành động, điều lệ rõ ràng, hàng tháng đều được ông tổ chức huấn luyện cách xử lý các tình huống xấu có thể xẩy ra. Từ đó, tình hình trật tự xung quanh khu vực ngã tư trở nên ổn định, bà con yên tâm làm ăn sản xuất.
Người lính già Đào Văn Tường lại vui vầy trong tình làng nghĩa xóm, thi thoảng nhớ lại ký ức thời tiễu phỉ, ông luôn cảm thấy vui vì đã góp phần công sức cùng đồng đội bảo vệ vững chắc vùng biên giới của quê hương.
Đào Thọ

tin mới

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn phục vụ chiến sĩ Nghệ An

(Baonghean.vn) - Tối 6/4, tại Trung đoàn 764, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Nhà hát Chèo Quân đội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức biểu diễn chương trình nghệ thuật phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

Những hy sinh thầm lặng của các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An

(Baonghean.vn) - Thường xuyên phải gác lại nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ, các nữ chiến sĩ Công an Nghệ An luôn nêu cao tinh thần vượt khó, vượt gian khổ, tận tụy phụng sự tổ quốc và nhân dân. Họ không quản ngại mưa gió, nắng cháy, hiểm nguy để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương

(Baonghean.vn) - Chiều 22/2, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh do đồng chí Đại tá Đinh Bạt Văn – Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ giao nhận quân tại huyện Nam Đàn và Đô Lương.