Nguyễn Ngọc Đức: Nhà báo tận tụy và tài hoa
(Baonghean) - Nhà báo Nguyễn Ngọc Đức năm nay tròn 54 tuổi. Năm mươi tư mùa xuân, anh để lại trong lòng bạn đọc Báo Tiền Phong, Báo Nghệ An, vàkhán giả Truyền hình Việt
Là cán bộ Tỉnh đoàn Nghệ An, thời gian 10 năm đầu ( 1982-1992), anh thường viết tin bài cho Báo Nghệ An. Trải qua thực tiễn và nhờ lòng đam mê, dần dần anh thành cộng tác viên tin cậy. Thế rồi, với năng khiếu bẩm sinh ,bài viết có chất văn học, lại là người gan góc, chịu khó đi thực tế, anh thành công ở thể loại phóng sự xã hội, phóng sự điều tra. Lọt vào “mắt xanh” của tòa soạn, năm 1992, Báo Tiền Phong chọn anh làm đại diện và là cộng tác viên đặc biệt tại Nghệ An, được báo trả lương hàng tháng ổn định. Làm nhiệm vụ và hưởng lương “hai nơi” là điều nhiều người ước mơ, nhưng anh lại thiết tha xin về làm phóng viên Báo Nghệ An. Hồi ấy, tôi là biên tập viên, anh tâm sự: “Báo Nghệ An là tờ báo uy tín của tỉnh nhà”.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Đức (thứ 2, từ trái sang) đang phỏng vấn em Nguyễn Công Phượng (Đô Lương, Nghệ An) -Cầu thủ trẻ xuất sắc của Học viện HAGL-Arsenal JMG. Ảnh: Sỹ Minh
Biết khả năng làm báo của anh, tòa soạn và anh em Báo Nghệ An vui vẻ đón anh. Có lẽ thấy anh trẻ, cao to, gan góc, nhanh nhẹn - trong đội bóng đá của Chi đoàn, anh thường chơi hàng tiền đạo- nên đã phân công anh làm phóng viên mảng An ninh - quốc phòng. Đây là mặt trận nóng bỏng.
Vậy mà anh không mảy may đắn đo, cứ thế viết suốt trên chục năm trời, kể cả sau này hoàn cảnh các con cònnhỏ, mẹ đã già yếu (mẹ anh hiện đã gần 90 tuổi). Sự đời là thế, vào chỗ chết thì sống, anh đứng mũi chịu sàonơi gian nan vất vả nên có những phóng sự hay, ý kiến thuyết phục, được bạn đọc mến yêu. Chẳng hạn: “ Lộ 7 kinh hoàng” (phóng sự), “ Khi ông Chủ tịch cùng ăn bánh mỳ’- (phóng sự điều tra), “ Một biện pháp đúng luật và cần thiết”, “Gương chiến đấu hy sinh của Và Bá Giải”... Bằng khen của Bộ NN&PTNT khen anh về“Có thành tích xuất sắc trong bảo vệ rừng”, Bằng của UBND tỉnh khen: “Về an toàn giao thông”…, toàn ở khối nội chính khô khan.
Tuy nhiên, do thiên bẩm có chút văn chương, văn nghệ , anh vẫn viết được nhiềumảng đề tài khác rất có hồn và gợi cảm. Ví như “Nỗi niềm cây dứa Quỳnh Lưu” (giải 3, Báo chí toàn quốc). Rồi “ Lời tự tình của đất”,được giải Hội Nhà báo Nghệ An. Anh không làm thơ nhưng chụp ảnh, quay phim thì thạo việc. Có thời gian, chừng dăm năm gì đó, anh vừa chủ bút, vừa viết tinbài, vừa chụp ảnh, trình bày cho Tập san Biên phòng Nghệ An.
Có lẽ vì thế, không chỉ nhiềuđồng chí công an, tòa án quen thânmà nhiều bộ đội biên phòng cũng coi anh là người trong lực lượng! Còn nhớ, con khỉ anh nuôi trước đây, thường ngồi trên cây khế ngộ nghĩnh trước cửa nhà anh, là phần thưởng của một đồn biên phòng ở Kỳ Sơn tặng. Nói chung, anh em chiến sĩ biên phòng, công an, quý anh không chỉ vì câu chữ trên bài viết, mà còn, do đã từng ăn cơm vắt, uống nước suối; hút chung điếu thuốc, những đêm mật phục căng thẳng, chết sống cận kề...
Vào nơi gian khổ và chống tiêu cực bằng những số liệu, tên tuổi, quê quán rõ ràng, nên anh cũng không tránh khỏi những “đòn phản kích của đối phương”. Đôi lúc, anh bị đe dọa trả thù, nhưng nhiều nhất vẫn là chiêu viết đơn thư nặc danh vu cáo. Nhưng cuối cùng thì anh vẫn đứng được với niềm tin sắt đá. Anh vẫn lẳng lặng hoàn thành công việc được giao, không thanh minh, chán nản.
Khoảng năm 2001, anh tâm sự với tôi “Có lẽ em thử sức thêm bên báo hình anh ạ.Em không viết được sách, nhưng có lẽ những chuyện truyền hình, nhất là vụ án chống tiêu cực, thì em có nhiều tư liệu và kinh nghiệm lắm”. Tôi khuyến khích anh làm thêm hướng ấy.Làm gì mà đóng góp được cho Đảng cho dân lúc này đều quý cả. Quả thật, anh làm được, nếu không nói là rất được. Kịch bản đầu tay“ Món quà xuân” được nhà biên kịch Khải Hưng (Đài Truyền hình Việt
Từ đó, cứ mỗi lần đi qua khối Tân
Tất nhiên làm được như vậy, ngoài đam mê, trách nhiệm cũng phải có chút tài hoa trời phú. .Vậy mà, có một “thế lực” bắt anh phải dừng làm việc - căn bệnh quái ác ung thư đại tràng! Nói nôm na vậy thôi, chứ ung thư gì màtừ năm 2008 lại nay không vật nổi một con người? Thật ra, anh không phải“nằm bẹt” một chỗ từ năm 2008 đến nay mà khoảng cuối năm 2010, đột nhiên người ta lại thấy trên Báo Nghệ An trở lại tác giả quen thuộc: Ngọc Đức, Hà Trang Anh. Những tháng ngày này tôi biết, anh thực sự viết trong những cơn đau. Đồng nghiệp ở Phòng bạn đọc và Báo Nghệ An khuyên anh nên nghỉ dưỡng bệnh. Anh nhăn nhó rồicười cười, lảng sang chuyện khác...
Bây giờ, bạn bè làm báo đến thăm anh chật nhà, gọi tên anh, cầm tay lay mạnh mà anh cũng chỉ hé mắt, rồi đưa mắt, thay cho lời nói. Không ai còn hy vọng anh ngồi vào bàn tiếp tục viết được nữa. Ngay cả những tin vui đến dồn dập, vẫn “dửng dưng”: Sáng nay, con gái lớn của anh vừa tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Vinh điểm cao; con gái bé cưngở với dì, từ Thành phố Hồ chí Minh về đến nhà, gọi ba. Và hôm qua, đoàn làm phim Truyền hình Việt
Ra sân, tôi hỏi thêm chị Hà, anh có trăn trở, căn dặn gì thêm? Chị cho biết: “Anh ấy tâm sự nhiều lắm.Anh bảo em, cám ơn Báo Nghệ An, anh em bạn bè thân thiết và cứ nuối tiếc từ nay không được cầm bút nữa. Mới hôm qua đây, anh ấy còn sực nhớ dặn em: “Trong máy vi tính còn có hai bản thảo kịch bản còn dang dở, đầu đề là “Giáo án cuộc đời”và “Cõi mê” nhé!
Tôi ngậm ngùi, ngẩng mặt lên trời, rồi cúi xuống giấu giọt nước mắt chực trào. Nắm lấy bàn tay gầy gò trắng bệu của Hà, tôi an ủi: “Viết cõi mê, âu cũng là tiền định”?!
Hoàng Chỉnh