Nhà thơ làng Hậu Luật đã đi xa

(Baonghean.vn) - “Rồi một ngày tôi vĩnh viễn đi xa/ Xin hóa kiếp được làm hòn đá phẳng/ Dưới chân núi, một vòm cây che nắng/ Cho trẻ chăn trâu ngả nón sum vầy" (Núi Hai Vai). Giờ thì nhà thơ làng Hậu Luật (Diễn Châu, Nghệ An) đã khép đôi mắt suốt một đời đau đáu nỗi quê của mình để thanh thản về với núi Hai Vai và con sông Bùng…

Trong một bài viết về nhà thơ Võ Văn Trực, nhà văn Trần Vũ Long đã gọi ông là “Người của làng”. Quả thực, ông là một người con đắm đuối với quê hương. Ông từng bảo rằng quê hương chính là thượng nguồn của mọi cảm xúc trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Bạn bè văn chương gọi ông là người có nhiều trang viết về quê hương nhất trong Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà thơ Võ Văn Trực
Nhà thơ Võ Văn Trực. Ảnh: TL

Dấu ấn quê hương không phải chỉ nặng mang trong các sáng tác, mà trong cả những câu chuyện ngày thường, cả trong tính cách, lối sống của ông. Những người bạn thân thiết của ông, thuộc cả tên làng, tên sông, những ngôi đình, ngôi đền quê ông. Nào núi Hai Vai, sông Bùng, nào đền Bạch Y, đình Trung… Cả những câu hò vè, ví giặm đã lung linh tâm trí ông suốt tuổi chăn trâu cắt cỏ.

“Ông mê mẩn những làn điệu dân ca, những câu hò, vè, ca dao, tục ngữ quê mình. Mê đến nỗi, khi được địa phương cho đi học ngành ngân hàng ở Trung Quốc, ông đã từ chối vì không muốn xa quê hương, không muốn phải rời xa những làn điệu dân ca, hò vè mà ông vẫn nghe, vẫn hát hàng ngày”.

Yêu quê đến tận cùng, đến tận khi trí óc về già đã có khi mụ mị, thì ông vẫn đau đáu nỗi quê. Trong căn phòng ông ở tại Hà Nội, chỉ có duy nhất bức tranh vẽ lèn Hai Vai quê nhà.

Ông cũng được xem là người điển hình cho tính cách người xứ Nghệ. Rất hiền lành, chậm rãi nhưng… gàn, cương trực, đôi lúc có chút cực đoan. Từng từ chối đi học  ở Trung Quốc vì…sợ xa quê, tốt nghiệp đại học, vì yêu văn chương nên có suất ở Bộ Ngoại giao vẫn xin về công tác ở Bộ Văn hóa. Trong thơ ông cũng thế, muốn “cháy đến tận cùng buồn vui”. Thơ cùng là tính cách “chân mộc mà thắm, trực diện và quyết liệt, phúng thích mà vẫn trữ tình”.

Sau một thời gian dài đau ốm, nhà thơ của làng quê Hậu Luật đã vĩnh viễn ra đi vào sáng 5.4.2019.

Nhà thơ Võ Văn Trực quê ở làng Hậu Luật, huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1975).

Ông viết nhiều thể loại như: thơ, văn, bút ký và biên khảo. Võ Văn Trực là tác giả nhiều tập thơ và tiểu thuyết, trong đó có "Trăng phù sa", được giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội năm 1983

Năm 1958 ông ra Hà Nội học đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã xác định theo đuổi con đường văn chương. Mặc dù ông từng được Bộ Ngoại giao nhận về nhưng cuối cùng vẫn xin được chuyển sang làm việc tại một cơ quan văn hóa.

Năm 1962, ông về làm biên tập viên tại Nhà xuất bản Thanh niên.

Năm 1977, ông về làm biên tập viên rồi lên chức Phó tổng biên tập báo Văn nghệ cho đến lúc nghỉ hưu

tin mới

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

Xu hướng du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Nghệ An

(Baonghean.vn)- Biến động giá vé máy bay khiến xu hướng du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay ở Nghệ An ít nhiều có thay đổi. Theo đó, những tour đường bộ, điểm đến gần được nhiều du khách lựa chọn để tham quan, trải nghiệm trong kỳ nghỉ.

Phía sau những ly sữa...

Phía sau những ly sữa...

(Baonghean.vn) - Công ty CP Thực phẩm sữa TH có 20 phòng, ban và một Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn. Mười năm nay đảng bộ này liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ đây, chúng tôi nghĩ đến những nhân tố căn bản phía sau đã làm nên thương hiệu sữa TH trên thị trường toàn quốc.