Nhật Bản 5 năm sau thảm họa sóng thần

11/03/2016 15:53

5 năm sau thảm họa động đất và sóng thần, chính phủ và người dân Nhật Bản dành hàng trăm tỷ USD với mục tiêu tái thiết đất nước trong 10 năm.

Theo CBC, ngày này 5 năm trước, Nhật Bản hứng chịu trận động đất lớn nhất trong lịch sử. Trận động đất 9 độ richter ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật Bản đã gây ra một cơn sóng thần tràn sâu vào đất liền, nhấn chìm nhiều thành phố và gây ra cuộc khủng hoảng rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi.Thành phố Natori ở tỉnh Miyagi hôm 11/3/2011 (trên) và hôm 15/2/2016 (dưới).
Theo CBC, ngày này 5 năm trước, Nhật Bản hứng chịu trận động đất lớn nhất trong lịch sử. Trận động đất 9 độ richter ngoài khơi bờ biển đông bắc Nhật Bản đã gây ra một cơn sóng thần tràn sâu vào đất liền, nhấn chìm nhiều thành phố và gây ra cuộc khủng hoảng rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi. Thành phố Natori ở tỉnh Miyagi hôm 11/3/2011 (trên) và hôm 15/2/2016 (dưới).
Natori từng là một thành phố nhộn nhịp với dân số 74.000 người, hoàn toàn bị xóa sổ dưới lực tác động của những con sóng thần cao 10 mét (trên). Khu vực ngập nước, nhà cửa đổ nát giờ nhường chỗ cho những bãi đất trống hoang vu (dưới).
Natori từng là một thành phố nhộn nhịp với dân số 74.000 người, hoàn toàn bị xóa sổ dưới lực tác động của những con sóng thần cao 10 mét (trên). Khu vực ngập nước, nhà cửa đổ nát giờ nhường chỗ cho những bãi đất trống hoang vu (dưới).
Thành phố Kesennuma ở tỉnh Miyagi hôm 12/3/2011 (trái) và hôm 16/2/2016 (phải).Động đất và sóng thần khiến 16.000 người chết, 2.500 người mất tích và hơn 150.000 người mất nhà cửa. Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vẫn tiếp tục nỗ lực tái xây dựng đất nước.
Thành phố Kesennuma ở tỉnh Miyagi hôm 12/3/2011 (trái) và hôm 16/2/2016 (phải). Động đất và sóng thần khiến 16.000 người chết, 2.500 người mất tích và hơn 150.000 người mất nhà cửa. Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vẫn tiếp tục nỗ lực tái xây dựng đất nước.
Thành phố Riuentakata ở tỉnh Iwate năm 2011 (trái) và nay (phải). Thảm họa đã giết chết 18.000 người dân thành phố, phá hủy nhà cửa, đường sá.
Thành phố Riuentakata ở tỉnh Iwate năm 2011 (trái) và nay (phải). Thảm họa đã giết chết 18.000 người dân thành phố, phá hủy nhà cửa, đường sá.
Thị trấn Naraha gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima phải sơ tán toàn bộ người dân sau khi thảm họa xảy ra (trên). 7.400 cư dân thị trấn đã dời khỏi quê nhà 4 năm rưỡi, kể từ ngày xảy ra thảm họa. Phải đến tháng 10/2015, chính phủ Nhật Bản mới dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép người dân lần được tiên được trở về Naraha.Chính quyền cho biết chỉ số phóng xạ ở Naraha đã giảm xuống mức an toàn, sau nhiều năm khử nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 100.000 người ở 10 đô thị xung quanh nhà máy vẫn chưa thể về nhà.
Thị trấn Naraha gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima phải sơ tán toàn bộ người dân sau khi thảm họa xảy ra (trên). 7.400 cư dân thị trấn đã dời khỏi quê nhà 4 năm rưỡi, kể từ ngày xảy ra thảm họa. Phải đến tháng 10/2015, chính phủ Nhật Bản mới dỡ bỏ lệnh cấm, cho phép người dân lần được tiên được trở về Naraha. Chính quyền cho biết chỉ số phóng xạ ở Naraha đã giảm xuống mức an toàn, sau nhiều năm khử nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 100.000 người ở 10 đô thị xung quanh nhà máy vẫn chưa thể về nhà.
Thị trấn Shinchi, tỉnh Fukushima năm 2011 (trái) và nay (phải). Việc khử nhiễm phóng xạ dự kiến mất nhiều thập kỷ, với chi phí lên tới 25,7 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản cũng thành lập Cơ quan Tái thiết năm 2012, hoạt động trong 10 năm, với lượng cán bộ 600 người có trụ sở tại Tokyo và văn phòng ở các tỉnh bị thiệt hại nặng nề.Ngân sách dành cho việc tái thiết là 250 tỷ USD cho 5 năm tái thiết đầu tiên, giai đoạn 2011-2015 và 65 tỷ USD nữa cho giai đoạn 2016-2020.Theo MB, tính đến tháng 11/2015, ít nhất 74% đất nông nghiệp đã được phục hồi, 85% cơ sở chế biến thủy sản mở cửa lại. 90% cơ sở trường học và y tế đã được phục hồi, ít nhất 14.000 nhà công cho người dân vùng thiên tai đã hoàn thành.
Thị trấn Shinchi, tỉnh Fukushima năm 2011 (trái) và nay (phải). Việc khử nhiễm phóng xạ dự kiến mất nhiều thập kỷ, với chi phí lên tới 25,7 tỷ USD. Ngoài ra, Nhật Bản cũng thành lập Cơ quan Tái thiết năm 2012, hoạt động trong 10 năm, với lượng cán bộ 600 người có trụ sở tại Tokyo và văn phòng ở các tỉnh bị thiệt hại nặng nề. Ngân sách dành cho việc tái thiết là 250 tỷ USD cho 5 năm tái thiết đầu tiên, giai đoạn 2011-2015 và 65 tỷ USD nữa cho giai đoạn 2016-2020. Theo MB, tính đến tháng 11/2015, ít nhất 74% đất nông nghiệp đã được phục hồi, 85% cơ sở chế biến thủy sản mở cửa lại. 90% cơ sở trường học và y tế đã được phục hồi, ít nhất 14.000 nhà công cho người dân vùng thiên tai đã hoàn thành.

Video tư liệu về thảm họa tại Nhật Bản năm 2011

.

Theo VNE

Mới nhất
x
Nhật Bản 5 năm sau thảm họa sóng thần
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO