Nhiều chi tiết thú vị về ngày quốc khánh Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngày 4/7 là ngày quốc khánh Mỹ, hay còn gọi là “ngày độc lập”. Hãy cùng điểm qua những chi tiết thú vị xoay quanh ngày lễ đặc biệt này tại cường quốc số 1 thế giới.

 Bức tượng Nữ thần Tự do là quà tặng từ nước Pháp nhân dịp ngày quốc khánh Mỹ 4/7. Ảnh: Reuters.
Bức tượng Nữ thần Tự do là quà tặng từ nước Pháp nhân dịp ngày quốc khánh Mỹ 4/7. Ảnh: Reuters.

Lịch sử Ngày độc lập

Ngày độc lập kỷ niệm sự kiện nước Mỹ giành được quyền độc lập từ tay Đế quốc Anh sau Cách mạng 1776. 

13 thuộc địa Mỹ, dưới sự lãnh đạo của George Washington - về sau là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, và sự hỗ trợ quân trang từ Pháp và Tây Ban Nha, đã chiến thắng lực lượng quân đội của nhà vua Anh - George III. Nước Mỹ chính thức được khai sinh sau bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 4/7/1776.

Lần kỷ niệm Ngày độc lập đầu tiên diễn ra vào ngày 4/7/1777 với nghi thức 13 loạt đạn đại bác, tương ứng với 13 thuộc địa ban đầu của nước Mỹ. Tuy nhiên khái niệm “Ngày độc lập” chính thức được sử dụng từ năm 1791.

Đến năm 1870, chính phủ Mỹ đã phê chuẩn, coi ngày 4/7 là ngày nghỉ lễ đối với các nhân viên liên bang, nhưng với điều kiện không trả lương. Mãi đến năm 1938, quốc hội Mỹ mới công nhận ngày 4/7 là ngày nghỉ phép chính thức trên phạm vi toàn quốc.

Người Mỹ thường kỉ niệm Ngày độc lập như thế nào?  

Người dân Mỹ thường tổ chức các hoạt động ngoài trời nhằm kỷ niệm ngày lễ đặc biệt này. Họ thường tổ chức cắm trại, ăn thịt nướng, uống bia và ngắm pháo hoa, với màu sắc chủ đạo là đỏ, trắng, xanh theo màu quốc kỳ Mỹ. Các bản nhạc chủ yếu được bật trong ngày là "Star Spangled Banner", "Yankee Doodle" và "God Bless America".

Người Mỹ thường ăn gì trong Ngày độc lập?

Thực đơn hoàn hảo cho ngày 4/7 mà người Mỹ thường sử dụng là: cháo tôm lúa mạch, bánh burger bò, thịt bò muối, bánh pho mát, bánh ngô, cánh gà chiên kiểu truyền thống, bánh kếp kiểu Mỹ và bánh socola kiểu Mississipi.

Ngày 4/7 còn đặc biệt với các quốc gia nào khác Mỹ?

Philippines và Rwanda cũng kỷ niệm ngày 4/7 với các lý do của riêng mình. Với Philippines, đây là ngày mà quốc gia này giành lại quyền độc lập từ chính nước Mỹ - 4/7/1946, còn với Rwanda, đây là ngày mà chế độ diệt chủng kết thúc - 4/7/1994.

Sự trùng hợp kỳ lạ liên quan đến ngày 4/7

John Adams và Thomas Jefferson, 2 người ký tên vào Tuyên ngôn Độc lập 1776 và sau này trở thành Tổng thống của nước Mỹ, đã cùng qua đời vào ngày 4/7/1826 - 50 năm kể từ khi khai sinh ra nước Mỹ.

Thanh Hiền

(Theo Telegraph)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.