Nhớ Tết rừng Lào

(Baonghean) - Năn nỉ mãi, cuối cùng Ban chỉ huy Tỉnh đội Nghệ An, mùa khô 1972 - 1973, với chức danh phóng viên quân sự Báo Nghệ An, tôi được chấp nhận bám đuôi đoàn dân công hoả tuyến sang chiến trường Trung Lào. Hơn một nghìn dân công chân đất, vai trần có nhiệm vụ chuyển 600 tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược từ Trạm 50 đặt tại bản Chù Lù (Kỳ Sơn) sang Xiêng Khoảng.
Với chiếc máy ảnh Ki ép, túi lương khô 702, con dao găm và chiếc ba lô cóc, bao gạo chéo vai, tôi hăm hở vượt dốc, theo sát dân công. Những cánh rừng khộp, rừng le rối rít đổ lá vào xuân. Sương như bưng kín mắt, tay vuốt mặt liên tục. Rét tê cứng bàn chân dép lốp. Vào vùng giáp ranh mặt trận, mọi người nhắc khẽ, chú ý phỉ Vàng Pao phục kích, rải mìn vướng, mìn lá sát thương. 
Ròng rã vượt đường rừng nửa tháng trời, chiếc gậy trúc toe toét, tôi cũng tới được La Cai, căn cứ tiền phương của Đoàn 772, mật danh của Ban Chỉ huy lực lượng quân tình nguyện mặt trận Xiêng Khoảng - Bôlykhămxay. Hoa píc-niệng nở tưng bừng quanh khu rừng đóng quân của Tiểu đoàn 43, tiền thân là Tiểu đoàn "Nghệ An đỏ", đã có bao nhiêu cán bộ chiến sỹ chiến đấu, ngã xuống vì nền độc lập của nhân dân các bộ tộc Lào. Từ cuối năm 1969, họ đã có mặt ở chiến trường, nhẫn nại bám bản, vận động bà con dân tộc Lào Thơng, Lào Lùm không theo bọn phỉ Vàng Pao. Nhiều gia đình gọi người thân bỏ đội ngũ phỉ, trở về ủng hộ  Pha Thét Lào, đùm bọc quân tình nguyện đánh bại âm mưu "Dùng người Lào đánh người Lào" của đế quốc Mỹ. 
Đoàn xe thồ Nghệ An chở hàng tiếp tế cho mặt trận Lào  năm 1972. Ảnh tư liệu
Đoàn xe thồ Nghệ An chở hàng tiếp tế cho mặt trận Lào năm 1972. Ảnh tư liệu
Biết tôi từ hậu phương tới, các anh hỏi có mang theo sách, báo gì không. May quá, tôi có mang theo cuốn tiểu thuyết "Trước giờ nổ súng" của nhà văn Lê Khâm và mấy số Tạp chí Văn nghệ quân đội. Thế là cánh lính trẻ bảo tôi đọc tiểu thuyết cho họ nghe hằng đêm. Theo gợi ý của Tiểu đoàn phó Trần Văn Chỉ, tôi đọc lần lượt từng chương cho các đại đội. Mấy đêm liền lính mê mải nghe đọc tiểu thuyết về đề tài quân tình nguyện giúp cách mạng Lào bên ngọn đèn dã chiến được làm từ ống tiêm tẩm bông quân y, cắm vào lon sữa đổ lưng lửng dầu hoả. Thế mà đêm nào cũng háo hức chờ đến lượt nghe đọc "Trước giờ nổ súng", rồi thao thức bình phẩm nhân vật trong tiếng gió chạy rần rật như ngựa lồng cao nguyên, như chìm xuống cả tiếng chim từ quy khắc khoải gọi bạn tình phía thung lũng Tha Si.
Chưa nghe trọn cuốn tiểu thuyết, cả tiểu đoàn đã hối hả chuẩn bị vào chiến dịch chống lấn chiếm vùng giải phóng Mường Mộc của bọn phái hữu và lực lượng phỉ Vàng Pao. Đích tiến công của chúng là chiếm cao điểm Phù Heo ở độ cao gần 600m hòng khống chế toàn bộ thung lũng Tha Si, tạo bàn đạp chiếm lại vùng giải phóng Mường Mộc thuộc tỉnh Xiêng Khoảng. Thung lũng Tha Si nằm gọn trong vành đai đá vôi cao chất ngất, đất đai trù phú, dân cư đông đúc, giàu có lương thực, thực phẩm. Qua lời các anh kể, bọn phái hữu và lực lượng phỉ Vàng Pao có căn cứ tại Long Chẹng được Mỹ trang bị vũ khí tinh nhuệ, viện trợ tận răng, nuôi "báo cô" cả gia đình từ quan đến lính. Chúng sử dụng chiến thuật biệt kích, tập kích bất ngờ, khi giáp trận bọn phỉ liều lĩnh, chúng có tài luồn lách địa hình rừng núi. Đối với chúng khó đánh tiêu diệt đội hình mà phải tìm cách diệt chỉ huy, xoá sổ từng tốp, kết hợp gọi hàng. Đối mặt Tiểu đoàn 43 trận này là Binh đoàn 226" do tên phỉ Ma Ni Chăn khét tiếng tàn ác, lì lợm chỉ huy. Những mong chứng kiến trận đánh phòng ngự trên đỉnh Phù Heo, tôi xin anh Trần Ngọc Ninh, Chỉ huy trưởng mặt trận 772 theo Đại đội 5 lên chốt nhưng anh thẳng thừng từ chối: "Nhà báo lớ ngớ dễ ăn đạn của Vàng Pao lắm". Còn anh Nguyễn Văn Tự, Chính uỷ thông cảm, khuyên tôi ở lại tuyến sau được quan sát, theo dõi trận đánh tại sở chỉ huy tiền phương cũng nắm rõ tình hình rồi.
Tại đài quan sát, từ sáng 17/2/1973, thung lũng Tha Si chìm ngập trong khói bom AĐ6. Tiếng gầm gào của đạn ĐKB và cối 81 ly dội hết đợt này tới đợt khác vào vách đá. Tiếng súng AK đĩnh đạc điểm xạ trong hoảng loạn, điên cuồng, òng ọc của AR15. Suốt ngày 17/2, bọn phỉ Vàng Pao liều lĩnh tấn công 17 đợt hòng chiếm kỳ được đỉnh Phù Heo.
Ngày 18/2, đơn vị giữ chốt bị bom sát thương gần hết, bọn phỉ mới chiếm được cao điểm. Không cho địch có thời gian củng cố trận địa phòng ngự, Ban Chỉ huy mặt trận 772 tổ chức một bộ phận đặc công, chia 3 mũi đánh vỗ mặt lực lượng phỉ do tên đại uý Mi-ni-chăn chỉ huy. Phát hiện cần ăng ten vô tuyến ẩn hiện sau vách đá dựng đứng, Tiểu đoàn phó Trần Văn Chỉ gọi xã thủ B40 phóng liên tiếp 2 quả. Sau quầng lửa da cam trùm lên, tiếng súng AR15 của bọn phỉ tắt ngấm. Từ ba phía, bộ đội ào ào lao lên chiếm lại căn cứ Phù Heo. Trong một ngách hào xác Ma-ni-chăn cháy thui đổ ập lên người tên lính mang máy vô tuyến điện. Trận đánh thắng vào những ngày áp Tết của Tiểu đoàn 43 đã giữ vững vùng giải phóng rộng lớn từ Nam tỉnh Bôlykhămxay tới Bắc tỉnh Xiêng Khoảng. Chiến thắng còn tạo thế chủ động cho đoàn đại biểu lực lượng cách mạng Lào bước vào ký kết "Hiệp định Viên Chăn - Lào" ngày 21/2/1973, giành lại độc lập, tự do, hoà bình trên đất nước Triệu Voi mà bao nhiêu năm các bộ tộc Lào khao khát, mong đợi.
Sau chiến thắng trong đội hình Tiểu đoàn 43 và Đại đội Pha Thét Lào 125 Mường Mộc do Đại đội trưởng Bun Đi chỉ huy, chúng tôi về La Cai đón Tết. Rừng Lào vàng rực màu tranh Lê-vi-tan. Dưới tán rừng khộp gió mây mẩy làn da thiếu nữ bộ tộc Lào Thơng, Lào Lùm. Lăm vông say đắm tận khuya theo bước nhảy Xa-ma-khi (đoàn kết) của anh bộ đội tình nguyện. Đêm ấy, đơn vị chủ công vắng đi những gương mặt lính trẻ, quả cảm nhưng Tiểu đoàn phó Trần Văn Chỉ vẫn quả quyết nhắc tôi hãy đọc tiếp "Trước giờ nổ súng" của Lê Khâm.
Văn Hiền
Tạp chí Người làm báo Việt Nam

tin mới

Nghệ An đạt giải Nhất toàn đoàn kiểm tra Phó tham mưu trưởng BĐBP tỉnh thành phố, Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn biên phòng năm 2023

Nghệ An đạt giải Nhất toàn đoàn kiểm tra Phó tham mưu trưởng BĐBP tỉnh thành phố, Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn biên phòng năm 2023

(Baonghean.vn) - Sáng 29/9, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tổ chức bế mạc và trao giải cho các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong đợt kiểm tra Phó tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố; Đồn trưởng, Chính trị viên Đồn Biên phòng năm 2023.

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

Chung tay đưa trung thu ấm áp đến trẻ em kém may mắn

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, công tác tổ chức Tết Trung thu cho những trẻ em kém may mắn đã được các tổ chức xã hội, đoàn thể và các nhà hảo tâm quan tâm, giúp các em phần nào vợi đi những thiệt thòi, bất hạnh và tự tin hơn trong cuộc sống.

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

Chuyện về nhạc sĩ của 'Vinh, thành phố bình minh'

(Baonghean.vn) - Trong ngôi nhà nhỏ với ban công rực nắng, nhạc sĩ Lê Hàm đón tôi bằng nụ cười trìu mến. Ông nói rằng, cả đời ông gắn bó với thành Vinh, nên cuối đời được ở đây, trong ngôi nhà nhỏ chỉ cách phố xá nhộn nhịp ngoài kia mấy bước chân, đã đủ để ông mãn nguyện rồi.

Vinh – thành phố của những giao thoa

Vinh - Nơi hội tụ của những giao thoa

(Baonghean.vn) - Không quá ồn ào, náo nhiệt, không quá vắng vẻ, trầm mặc, thành phố Vinh khiến nhiều người lưu luyến bởi sự cân bằng của những sắc thái. Sự cân bằng, vừa đủ đó chính là kết quả của những giao thoa đặc biệt mà chỉ ở Vinh mới có.

Ngô Thì Nhậm

Thời đại Quang Trung và sự khơi nguồn một giai đoạn sáng tác của Ngô Thì Nhậm

(Baonghean.vn) - Sự xuất hiện của người anh hùng ấp Tây Sơn đã đáp ứng được những khát khao, chờ đợi của Ngô Thì Nhậm. Có thể nói, Quang Trung đã mở ra những cơ hội để tài năng của Ngô Thì Nhậm được thi thố, và Ngô Thì Nhậm đã biết dựa vào thời cuộc để khẳng định năng lực của mình.

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

Trung thu ấm áp, ý nghĩa với trẻ em vùng biên giới

(Baonghean.vn) - Gần 500 thiếu nhi xã biên giới Môn Sơn  (Con Cuông) và các cháu được Bộ đội Biên phòng nhận đỡ đầu đã được đón Tết Trung thu 2023 ấm áp, ý nghĩa. Hoạt động này đã cổ vũ, động viên các em học sinh nghèo nơi biên cương nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập. 

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.