Nhọc nhằn bài toán tái định cư

(Baonghean) - Hiện nay, một số khu tái định cư (TĐC) được xây dựng xong thì dân không đến ở; có nơi dân đã đến ở rồi, thì hạ tầng (hệ thống điện, nước sinh hoạt) gặp khó khăn. Ngoài ra, còn khá nhiều khu TĐC đã được phê duyệt, nhưng hiện vẫn "nằm trên giấy". Mùa mưa bão đang đến gần, hàng trăm hộ dân trong diện di dời khẩn cấp đang đối diện với thực tế "đi chẳng được, ở cũng chẳng xong".
 
Năm 2010, huyện Quỳ Hợp được cấp trên phê duyệt đầu tư dự án xây dựng TĐC để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng sạt lở đất tại 2 xã Châu Tiến và Liên Hợp với tổng mức đầu tư 36.347 triệu đồng, vốn bố trí di dân khẩn cấp 5.000 triệu đồng. Theo kế hoạch, mỗi khu được xây dựng các hạng mục: giải phóng mặt bằng, hệ thống điện, nước, khu chơi thể thao và đường nội bộ để đưa 85 hộ dân ở vùng sạt lở ven suối, vùng trũng thấp, lở núi đến xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống trước mùa mưa bão năm 2013. Hai điểm TĐC này do UBND huyện làm chủ đầu tư.

Nhọc nhằn bài toán tái định cư ảnh 1

Khu dân cư Nậm Giải (Quế Phong)

Sau khi UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 2297/QĐ.UBND-NN ngày 21/6/2011 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án, UBND huyện đã triển khai các thủ tục lựa chọn nhà thầu để thi công các gói thầu được phép triển khai trước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độ thi công rất chậm, khiến cuộc sống người dân chưa thể ổn định được trong thời gian tới. Ông Hoàng Quang Tiệp - Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (Quỳ Hợp) cho biết: Tháng 10/2011, xã được đầu tư xây dựng khu TĐC tại bản Pật. Theo kế hoạch, khu TĐC này xây dựng các hạng mục: Nhà cộng đồng, khu chơi thể thao, hệ thống điện, nước sinh hoạt và đường giao thông để di dời 43 hộ dân ở vùng sông suối, có nguy cơ sạt lở. Nhưng đến nay tiến độ thi công mới chỉ dừng lại ở làm đường giao thông; việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ chung của dự án. Những hộ dân trong diện di dời dân khẩn cấp vẫn chưa được cấp đất để làm nhà. Trong khi đó, ở khu TĐC xã Liên Hợp sẽ bố trí cho 42 hộ dân thuộc bản Quắn và bản Duộc, tiến độ cũng không khá hơn, người dân thuộc diện di dời khẩn cấp chờ đợi trong mỏi mòn.
 
Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, trong năm 2011 tỉnh đã phê duyệt đầu tư xây dựng 13 khu TĐC: TĐC cho các hộ vạn chài trên sông Lam xã Đặng Sơn (Đô Lương); TĐC để di dânkhẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét và đặc biệt khó khăn ở xã Nhôn Mai (Tương Dương); điều chỉnh, bổ sung dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất xã Nậm Giải (Quế Phong)... Tổng vốn bố trí đầu tư cho các dự án trên lên đến 83.000 triệu đồng, trong đó, ngồn vốn di dân khẩn cấp: 78.000 triệu đồng, vốn kế hoạch thực hiện Chương trình 193/QĐ-TTg (Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015): 5.000 triệu đồng.
 
Ông Võ Mạnh Hùng - Phòng Kế hoạch - Tài chính (Chi cục Phát triển nông thôn) cho biết: Vì kinh phí của tỉnh hạn hẹp nên không bố trí bổ sung nguồn vốn để xây dựng các điểm TĐC mà phần lớn đang được điều chỉnh với hơn 1.330 hộ dân thuộc diện di dời cần tổng vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn kinh phí đầu tư cho công tác này gặp nhiều khó khăn.
 
Ông Trần Văn Quỳ - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Trong quá trình triển khai, các huyện có dự án TĐC cần phải nhanh chóng lập và phê duyệt phương án đền bù. Huyện duyệt phương án đền bù chậm thì chủ đầu tư không thể triển khai dự án được. Còn đối với những dự án TĐC đã xây dựng nhưng chưa hoàn thành, việc đền bù do tỉnh chưa cấp kinh phí kịp, thì huyện cùng với Chi cục tháo gỡ vướng mắc, để nhanh chóng đưa dân đến nơi ở mới, bởi vấn đề an toàn cho dân là quan trọng trên hết. Mùa mưa bão đang đến gần, hàng trăm hộ dân thuộc diện di dời đang đối mặt với khó khăn. Do đó, đề nghị ngành chức năng và UBND tỉnh cần có ý kiến trình Trung ương xem xét, tiếp tục bổ sung vốn đầu tư triển khai xây dựng các điểm TĐC. Chi cục Phát triển nông thôn sớm khắc phục các hạng mục đã bị xuống cấp hoặc chưa đầu tư xây dựng mới ở các điểm TĐC để người dân sớm ổn định cuộc sống. Các ngành, địa phương liên quan khi tiến hành xây dựng các khu TĐC cần nghiên cứu để có phương án hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán từng địa phương, giúp người dân yên tâm khi về nơi ở mới, ổn định cuộc sống, sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Xuân Thống

Tin mới

Podcast Kéo vó đồng xa

Tản văn hay: Kéo vó đồng xa

(Baonghean.vn) - Bình dị, thân thương, tản văn "Kéo vó đồng xa" đưa chúng ta trở về với một thời xa xưa, ở vùng thôn quê, nơi những đứa trẻ lớn lên trong niềm vui của những kẻ đi cất vó ngoài cánh đồng, chờ chực những mẻ tép, mẻ cá trong từng lượt kéo.
Quốc Duy

Chuyện Quốc Duy và những người giàu ý chí vươn lên

(Baonghean.vn) - Những người hâm mộ bóng chuyền khi xem giải vô địch quốc gia 2023 mới đây đều dễ nhận thấy việc tay đập Quốc Duy chơi quyết tâm, uy lực và hiệu quả như thế nào để giúp đội nhà có 3 chiến thắng liên tiếp để lọt vào Cup bóng chuyền Hùng Vương 2023 sắp tới.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 22/3

(Baonghean.vn) - Thanh niên Nghệ An tham gia đối thoại với Thủ tướng; Bộ Công an bàn giao nhà tình nghĩa tặng hộ nghèo, hộ khó khăn tại Nghệ An; Gấp rút chuẩn bị khởi động mùa du lịch 2023; Nắng nóng đầu mùa, dứa tăng giá mạnh… là những thông tin nổi bật ngày 22/3.
Tiết mục văn nghệ của phụ nữ xã Thanh Sơn. Ảnh: Đinh Thị Thanh Hoa

Nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn tại xã miền núi

(Baonghean.vn) - Sáng 22/3, Hội LHPN tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội LHPN huyện Thanh Chương tổ chức truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế cho hội viên phụ nữ xã Thanh Sơn.
Nghệ An: Nắng nóng đầu mùa, dứa tăng giá mạnh

Nghệ An: Nắng nóng đầu mùa, dứa tăng giá mạnh

(Baonghean.vn) - Hiện bà con các xã Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng (Quỳnh Lưu) đang rộ vụ thu hoạch dứa. Nếu như đầu vụ, giá dứa chỉ ở mức 3.000 đồng/kg thì nay, khi thời tiết bắt đầu bước vào thời điểm nắng nóng, giá dứa đã bắt đầu tăng lên 5.500 đồng/kg. 
Thủ tướng Chính phủ: Tin tưởng thế hệ trẻ sẽ phát huy bản lĩnh, vượt qua thách thức, cống hiến hết mình cho đất nước

Thủ tướng Chính phủ: Tin tưởng thế hệ trẻ sẽ phát huy bản lĩnh, vượt qua thách thức, cống hiến hết mình cho đất nước

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng thanh niên Việt Nam sẽ phát huy tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc cần, cống hiến hết mình vì một đất nước hùng cường, hạnh phúc, ấm no.