Nhu cầu cao, nhưng khó tuyển dụng

(Baonghean) - Nhu cầu tuyển dụng lao động tại các doanh nghiệp đang rất lớn, nhưng số lượng tuyển dụng được còn rất hạn chế. Một nghịch lý đang diễn ra là trong khi nhiều doanh nghiệp đang đứng trước vấn đề thiếu lao động thì tình trạng lao động thiếu việc làm tại các địa phương còn rất nhiều. Bài toán đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động đang cần có một lời giải thoả đáng...
Là một trong những đơn vị cần nguồn lao động lớn, Công ty TNHH điện tử BSE (đóng tại KCN Nam Cấm, Nghi Lộc) đang phải chật vật xoay xở để thu hút công nhân đến làm việc. Ông Ryu Han Kyoung, Giám đốc kế hoạch của công ty cho biết: Để đạt được kế hoạch 1 tháng sản xuất được từ 10 - 15 triệu sản phẩm thì nhu cầu lao động của công ty đang rất lớn. Trong tháng 2 này, công ty cố gắng tuyển thêm được khoảng 1.000 lao động nhưng với tình hình như hiện nay thì khó đạt được. Công ty đã làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, các địa phương để thông báo tuyển thêm lao động, nhưng một bộ phận công nhân vẫn đang có xu hướng vào miền Nam làm ăn mà không có nguyện vọng ở lại quê nhà. Nhiều người dân lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động ở nước ngoài nên công ty rất khó tuyển dụng. Hiện nay, công ty có 2.000 lao động và sau  khi nghỉ tết xong thì số lao động này đã đi làm đầy đủ, không có tình trạng nhảy việc hoặc bỏ việc. Hiện nay, công ty đã xây dựng xong một xưởng nữa và đang có nhu cầu tuyển từ 5.000 - 6.000 lao động để đến năm 2015, công ty có khoảng 8.000 lao động, đáp ứng đủ hoạt động sản xuất của công ty. 
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH điện tử BSE (KCN Nam Cấm, Nghi Lộc).
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH điện tử BSE (KCN Nam Cấm, Nghi Lộc).
Mặc dù không “khát” lao động như công ty khác nhưng đối với Công ty TNHH Haivina Kim Liên (Cụm công nghiệp Nam Giang, Nam Đàn) thì vấn đề khó khăn nhất là đang thiếu một lượng lao động có tay nghề. Hiện nay, số lượng công nhân của công ty gần 3.000 người nhưng trong thời gian tới, với việc đưa thêm một nhà xưởng vào hoạt động thì nhu cầu của công ty cần thêm từ 500-1.000 lao động có tay nghề. Anh Lê Thanh Tịnh, Trưởng phòng Tổng vụ công ty cho biết: Hiện nay, công ty vẫn nhận hồ sơ của người lao động nộp về, mỗi tháng 4 ngày. Nhưng số lượng lao động có tay nghề còn ít nên mỗi tháng công ty cũng chỉ tuyển được khoảng 30 - 40 công nhân thợ may. Trước công nhân chủ yếu là ở 2 huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên nhưng nay nhiều công nhân ở các huyện Thanh Chương, TP Vinh, Nghi Lộc cũng đến nộp hồ sơ. Khi nhận công nhân vào làm việc thì công ty phải bỏ một thời gian để đào tạo công nhân những kỹ thuật cơ bản và tác phong công nghiệp để đáp ứng được yêu cầu. 
Đối với Công ty CP may Halotexco, năm nay tình trạng công nhân bỏ việc, hay nhảy việc ít biến động hơn. Để giữ chân công nhân, công ty đã có những chế độ thưởng tết mức lương cơ bản nhân với hệ số 1,5 cộng với 500 ngàn đồng mức thưởng chung để công nhân có điều kiện ăn tết. Vì thế nên sau khi công ty ra quân sản xuất đầu năm vào ngày mùng 6 tết thì hơn 95% công nhân đã quay trở lại làm việc bình thường, có khoảng 30 công nhân xin nghỉ việc. Hiện đã có một số lao động sau khi đi làm việc ở miền Nam về ăn Tết mà không quay lại đang xin vào làm việc tại công ty. Ông Lê Trọng Đại -Giám đốc công ty lo lắng là số công nhân này thường có thói quen “đứng núi này trông núi nọ”, làm việc không ổn định nên công ty không mặn mà. Trước khi vào làm việc, công ty sẽ đào tạo nghề cho công nhân khoảng 1 tháng và công ty sẽ bao tiền học phí và hỗ trợ thu nhập trong vòng 3 tháng. Nhưng một số công nhân sau khi được đào tạo xong thì tự động bỏ việc và nhảy sang những công ty có mức lương cao hơn. Công ty CP may Halotexco có khoảng 600 công nhân và đang cần từ 150-200 công nhân mới đủ để các dây chuyền hoạt động hết công suất. Nhưng số công nhân đến nộp hồ sở xin vào làm việc tại công ty rất ít.
Nghệ An được đánh giá là tỉnh có nguồn lao động dồi dào với gần 1,8 triệu lao động, bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ khoảng 3 vạn người. Theo khảo sát của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, trong quý IV năm 2013, trên địa bàn tỉnh có khoảng 43 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng khoảng 1.500 người. Bước sang năm 2014, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp là gần 2.400 người. Trong đó, chủ yếu tập trung ở các ngành may mặc, như Công ty TNHH Matrix Vinh (500 lao động), Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên (500 lao động), Công ty TNHH MLB Tenergy (30 lao động), Công ty TNHH Prex Vinh (240 lao động)... Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang rất lớn nhưng theo dự báo thì nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu công nhân.
Thực tế là nguồn cung lao động trên địa bàn tỉnh đang rất lớn và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Nhưng tại sao các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành dệt may luôn trong tình trạng thiếu lao động? Nguyên nhân chính là thu nhập của công nhân hiện nay còn đang thấp. Chị Nguyễn Thị Huyền, quê Hưng Nguyên, công nhân Công ty TNHH Matrix Vinh đã được hơn 2 năm qua nhưng sau kỳ nghỉ tết vừa rồi, chị quyết định xin nghỉ để tìm công việc mới. Nguyên nhân là thu nhập quá thấp, cộng với chế độ thưởng ngày lễ, tết quá bèo nên không đủ lo cho cuộc sống gia đình có 2 đứa con nhỏ.
Chị Huyền cho biết: Lương cơ bản em được 1,8 triệu đồng, cộng thêm tiền tăng ca, tiền phụ cấp cũng chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng. Chồng cũng làm công nhân cộng với việc nuôi con nhỏ phải thuê phòng trọ để ở nên không đủ trang trải cho chi phí hàng ngày. Vì vậy, chị quyết định nghỉ việc ở đây để tìm công việc mới có thu nhâp cao hơn. Cùng suy nghĩ, chị Lê Thị Tân, quê ở xã Hưng Đông (TP Vinh) từng làm ở Công ty CP may Halotexco, đánh giá: Về thu nhập thì hiện nay, các công ty trong nước đang trả cho người lao động thấp hơn rất nhiều so với các công ty có vốn nước ngoài. Các công ty có vốn nước ngoài tuy yêu cầu khắt khe hơn nhưng có những chế độ đãi ngộ như bảo hiểm, tiền thưởng tết, chế độ thai sản nên công nhân đổ xô về đó nhiều hơn.
Bên cạnh đó, chất lượng lao động lại đang là bất cập trở ngại lớn nhất với tỉnh. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ chiếm 35,7%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử... nhưng tỷ lệ lao động qua đào còn rất thấp.  Một số ngành nghề như  chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng hiện chưa có nhiều lao động được đào tạo cơ bản. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh đang còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động. Trong khi đó, nhiều dự án công nghiệp mới được đầu tư và hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện đang đòi hỏi nguồn lao động có chất lượng. 
Về phía doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm hơn về mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cũng như thái độ hài hòa để đảm bảo lợi ích các bên. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải coi người lao động thực sự là tài sản quý giá trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh mới mong ổn định sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn đáp ứng được nguồn lao động cũng cần phải cung cấp thông tin về nhu cầu để các cơ quan nhà nước, các đơn vị lao động có kế hoạch tuyển dụng đào tạo hợp lý. Trong thời gian tới, cùng với công tác đẩy mạnh thu hút nhiều dự án trên địa bàn tỉnh thì các cơ quan chức năng cần có những chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, nhằm đáp ứng đầy đủ lao động cho các dự án lớn; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Trong đào tạo cần quan tâm, định hướng cho các trường dạy nghề, xây dựng và tổ chức thực hiện chuẩn đầu ra chung cho từng ngành, có địa chỉ cụ thể. 
Phạm Bằng

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.