Những chiêu lừa của nhãn hàng Trung Quốc

(Baonghean) Hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc bị người tiêu dùng ở nhiều quốc gia dần tẩy chay vì chất lượng và độ an toàn rất kém. Trước tình hình đó, doanh nghiệp Trung Quốc đã nghĩ ra nhiều mánh khóe tinh vi để đánh lừa khách hàng về nguồn gốc sản phẩm.

Gia đình anh Trung ở thị trấn Quỳ Hợp mua một máy rửa xe máy, ô tô,  nhãn hiệu LUCKY với ghi chú hoàn toàn bằng tiếng Anh. Xuất xứ sản phẩm do nhà phân phối tại Việt Nam ghi “Nước sản xuất PRC”. Anh Trung cứ đinh ninh là hàng có xuất xứ từ một nước phương Tây, nhưng nghĩ lại, thấy giá rẻ (2,2 triệu đồng), anh mới đi hỏi một sinh viên ngoại ngữ thì được biết cái “nước PRC” nghĩa là “People’s Republic of China” tên viết tắt bằng tiếng Anh của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; còn dòng ghi chú “Ytaly Style” tức “kiểu mẫu, kiểu dáng nước Ý”. Nghĩa là anh Trung đã mua phải hàng Tàu chính hiệu!

Hàng hóa Trung Quốc không rõ nguồn gốc bày bán tràn lan trong Lễ hội Hang Bua năm 2012.

Một trường hợp khác, chị Thanh Trúc ở phường Cửa Nam (TP. Vinh) khi mua vợt bắt muỗi đã cố ý tìm một chiếc có ghi “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, dù giá có đắt hơn hàng Trung Quốc khoảng 10 nghìn đồng. Nhưng khi về nhà xem lại hàng là của Công ty VINACO, chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Về mẫu mã, tính năng của chiếc vợt muỗi này cũng giống y như hàng Trung Quốc. Chị Trúc cho rằng mình đã mua phải hàng Trung Quốc, nhưng nấp dưới nhãn hiệu hàng Việt Nam. Trước đây, khi xe máy giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đánh vào tâm lý sính hàng hiệu của người Việt, một hãng của Trung Quốc đã sản xuất xe máy hiệu HONGDA, nếu nhìn qua thì tưởng là xe máy HONDA (Nhật Bản). Còn anh Quang Dũng ở TP Vinh khi vào một hiệu sách để mua cuốn sổ tay, không thấy ghi nước nào sản xuất. Về nhà, thấy chất lượng cuốn sổ rất kém (giấy viết không được, từng tờ rơi ra), anh mới để ý thấy một miếng giấy nhỏ ghi số hiệu hàng hóa theo chuẩn quốc tế, khi bóc miếng giấy này ra thì thấy dòng chữ “Made in China” (chế tạo tại Trung Quốc).                      

                                                

Trước tình trạng người tiêu dùng cảnh giác, tẩy chay hàng “Made in China”, các hãng sản xuất ở Trung Quốc đã nghĩ ra một cách mới là ghi xuất xứ theo kiểu “Made for + tên hãng + tên nước”. Ví dụ: “Made for Wall - Mart, USA”, nghĩa là làm cho hãng Wall - Mart của Mỹ. Cách khác là in hàng chữ “Packaged in + USA”, tức đóng gói tại Mỹ. Trên những vỏ hộp này có thể vẫn có hàng chữ “Made in China” (theo luật pháp quốc tế), nhưng được in với kiểu chữ rất nhỏ, ở vị trí khuất khó nhìn, người tiêu dùng thấy dòng chữ USA cỡ to vẫn đinh ninh là hàng được sản xuất tại Mỹ. Hoặc ngoài kiện hàng lớn có ghi “Made in China”, nhưng khi tháo rời ra từng sản phẩm để bày bán ở siêu thị thì dòng chữ đó không còn, vậy là người tiêu dùng bị mắc lừa.

Một mánh khóe khác, đó là nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam, bóc nhãn “Made in China” rồi dán nhãn “Made in Vietnam” vào. Ví dụ như ngày 1/12/2011, lực lượng chống buôn lậu thuộc Hải quan Đồng Nai đã bắt quả tang Công ty Tianhua (đóng tại Đồng Nai) có 100% vốn của người Trung Quốc đang dán nhãn hàng Việt Nam lên 100 kiện hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc để xuất khẩu nhằm trốn thuế. Cơ quan hải quan cũng đã phát hiện một doanh nghiệp ở Đà Nẵng và một doanh nghiệp ở Tây Ninh làm thủ tục xuất khẩu sang Mỹ hàng trăm tấn mật o­ng có xuất xứ Trung Quốc nhưng lại khai là hàng Việt Nam. Việc làm gian dối này gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhất là những sản phẩm đặc thù như mật o­ng, sâu xa hơn là làm mất uy tín quốc gia. Hiện tượng hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam tung hoành trên thị trường trong nước cũng đã được nhiều tờ báo phản ánh.    

Người Việt thường ít tìm hiểu kĩ về sản phẩm trước khi mua, và thường lựa chọn sản phẩm giá rẻ, do đó rất dễ rơi vào bẫy của các nhà sản xuất Trung Quốc. Theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7/2012, nhà sản xuất, phân phối có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa… cũng như khuyến cáo về những nguy hiểm của hàng hóa cho người tiêu dùng. Luật cũng nghiêm cấm các hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa.

Thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng cường hành lang pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng, mỗi người dân hãy là một “người tiêu dùng thông thái”, biết tự bảo vệ mình trước những thông tin có tính chất lừa dối của một số hãng sản xuất, đặc biệt là của Trung Quốc, tích cực ủng hộ hàng Việt Nam. Đến năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực với quy định thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng bằng 0% sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa các nước, nhất là hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa. Các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn. Do đó, cần cung cấp thông tin về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ Trung Quốc để người dân hiểu rõ, đồng thời tích cực quảng bá hàng hóa, thương hiệu Việt tới người tiêu dùng.

Trần Quang Đại

tin mới

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

(Baonghean.vn) -Theo đà tăng của giá đường thế giới, thị trường đường trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Lợi nhuận tăng, thị trường tiêu thụ khả quan, các doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, người dân yên tâm sản xuất, gắn bó với cây mía…

Xuân Hoàng

Nông dân xã biên giới Nghệ An nuôi lợn đen chỉ bằng rau rừng

(Baonghean.vn) - Vào khu vực chăn nuôi tập trung của bản Pục, xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong, mới thấy được ý chí vươn lên, không trông chờ, ỷ lại của đồng bào các dân tộc nơi đây. Từ chăn nuôi lợn, trâu, bò… một số hộ dân bản Pục có nguồn thu cả trăm triệu đồng/năm.

Điều tiết nước

Vận hành điều tiết nước hồ chứa các Nhà máy Thủy điện Chi Khê (Con Cuông) và Khe Bố (Tương Dương)

(Baonghean.vn) - Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh vừa ban hành Công văn về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa Thủy điện Chi Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông và thuỷ điện Khe Bố, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Nghệ An cần có giải pháp hiệu quả huy động các nguồn lực, tạo động lực cho phát triển, rà soát, cập nhật các danh mục dự án để kêu gọi đầu tư phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Hồ điều hoà 1 ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh. Đây là hồ điều hoà lớn nhất thành phố Vinh ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Trân Châu

Những 'lá phổi xanh' ở đô thị Vinh

(Baonghean.vn) - Cùng với quá trình phát triển, thành phố Vinh đã quan tâm đầu tư hạ tầng cấp thoát nước và phát triển các mảng xanh, khu công viên, hồ nước..., góp phần  điều hòa khí hậu.