Những cô giáo bản Lẻ

(Baonghean) Khó khăn, thiếu thốn và chịu nhiều thiệt thòi khi được phân công lên vùng sâu dạy học, nhưng với lòng yêu nghề và tình người nơi quê mới, những cô giáo bản Lẻ hằng ngày vẫn miệt mài vượt sông “cõng chữ” lên với các bản làng vùng cao...

Cách trung tâm huyện khoảng hơn 50km, bản Lẻ (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông) thực sự cách biệt với thế giới ồn ào náo nhiệt bên ngoài. Không điện, không chợ, không trạm y tế, không đường và không luôn cả sóng điện thoại... Bản có 19 hộ với khoảng 55 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và tộc người Đan Lai. Các hộ dân ở đây đều nghèo và khó khăn, cơm chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc... Người dân và học sinh muốn đi ra trung tâm xã phải thuê xuồng máy vượt sông Giăng. Bản Lẻ xa xôi và hiểm trở nên ở đây phải thành lập một điểm trường tiểu học để các em trong bản làng được học hành.

Những cô giáo bản Lẻ ảnh 1

                                                    Lớp học ở bản Lẻ.

Điểm trường bản Lẻ chỉ có 2 lớp học với 9 học sinh. Lớp 1 có 4 em, lớp 3 có 3 em, lớp 4 có 2 em. Riêng lớp 3 và lớp 4 phải học ghép với nhau trong căn phòng chật hẹp chưa đầy 10m2. Lớp học còn đơn sơ, được dựng lên bằng tranh tre nên mỗi khi trời mưa to, gió lớn là các em phải nghỉ. Bàn ghế được tận dụng những loại gỗ thừa đóng lại đơn sơ để các em có chỗ ngồi học. Ở điểm trường bản Lẻ có 2 cô giáo “cắm bản”: Cô Trần Thị Thanh (52 tuổi) và cô Trần Thị Dung (42 tuổi), cùng quê ở Cửa Rào, xã Môn Sơn (Con Cuông). Tiếp chúng tôi trong lớp học nhỏ bé, những tiếng cười ấm áp, cô Thanh, cô Dung đã có nhiều chia sẻ về những nỗi niềm “không biết tỏ cùng ai” khi “gieo chữ” trên ở mảnh đất khó khăn tứ bề này...

Đời sống các giáo viên còn vất vả, thiếu thốn đủ thứ, nhưng với tình thương các em nhỏ ở đây, cộng với sự nhiệt huyết của nghề đã giúp các cô vững chắc bám bản. Giáo viên đêm đêm phải cặm cụi soạn giáo án dưới ánh sáng đèn dầu. Để có chỗ cho giáo viên ở, bà con dân bản dựng một căn nhà bé nhỏ hơn 10m2 bằng tranh.

Mùa nắng việc đi lại còn đỡ, nhưng mùa mưa đến với bản Lẻ hoàn toàn bị cô lập. Mỗi tuần về nhà một lần nhưng mùa mưa đến các cô lại phải “cắm bản” cả tháng trời. Hết đồ ăn dự trữ, các cô lại phải tự xoay xở đế sống, có khi phải lên lớp bụng đói nhưng những nụ cười vẫn luôn thường trực trên khuôn mặt của các cô.

“Các em ở bản Lẻ không được học mầm non như ở dưới xuôi, nên hầu hết các em không biết được mặt các con chữ. Chúng tôi phải hưỡng dẫn rất nhiều lần. May mắn, các em ham học nên các cô cũng thấy vui…”- cô Dung dạy lớp 1 chia sẻ. Các cô cũng cho biết, khó khăn nhất trong dạy học các em ở độ tuổi cấp 1 tại bản Lẻ là bất đồng ngôn ngữ và phong tục tập quán. Vì thế, khi vào đây, các cô tự mày mò học tiếng bản địa để có thể giao tiếp và hòa hợp với các em. Có đi, có tận mắt chứng kiến cô giáo bản Lẻ ngày ngày miệt mài “gieo chữ” cũng như nỗi khổ của các em nơi đây, chúng tôi mới biết được hết được giá trị của những con chữ được gieo ở mảnh đất còn nhiều gian truân này.

Anh Duy

Tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 26/3

(Baonghean.vn) - Nghệ An chính thức công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024; Hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý chất thải sinh hoạt cấp huyện; Nhiều vườn cây cao su đang trong độ tuổi cho khai thác đã bị đốn hạ... là những thông tin nổi bật trong ngày 26/3.
Quanh việc sổ đỏ của dân bị ‘treo’ ở Con Cuông

Quanh việc sổ đỏ của dân bị ‘treo’ ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Ngược lên bản Liên Đình của xã núi Chi Khê (Con Cuông), nghe người dân nơi này hồ hởi “khoe” mới được trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng lạ là, những sổ đỏ đến tay người dân vào năm 2022 vốn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp từ năm 2018!
Vườn cao su 0,6 ha của gia đình bà Hằng được chặt, chuyển sang trồng ổi mặc dù mới bước vào thu hoạch mủ năm thứ 3. Ảnh: Phú Hương

Phập phù cao su Phủ Quỳ

(Baonghean.vn) - Có mặt trên đất Phủ Quỳ từ những năm 1960 của thế kỷ trước, trải qua nhiều thăng trầm, cây cao su vẫn được ví là “vàng trắng”, đem lại thu nhập khá cao cho người dân vùng miền núi. Thế nhưng những năm gần đây, nhiều vườn cây cao su đang trong độ tuổi cho khai thác đã bị đốn hạ.
Ẩm thực

Trải nghiệm tinh hoa ẩm thực Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nghệ An không chỉ được biết đến là vùng địa linh nhân kiệt, mà còn được biết đến là vùng quê giàu bản sắc văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực. Về Nghệ An, thưởng thức các món đặc sản, khách sẽ mong ước có ngày trở lại.
Nguyên nhân Bayern Munich 'giữa đường trảm tướng'

Nguyên nhân Bayern Munich 'giữa đường trảm tướng'

(Baonghean.vn) - Bayern đang có phong độ cực tốt tại UEFA Champions League với tỷ lệ thắng 100% (8/8), thế nhưng họ lại sa thải HLV Julian Nagelsmann thay bằng Thomas Tuchel trước trận tứ kết cúp C1 với Manchester city, khiến người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới hết sức bất ngờ và khó hiểu.
Điểm tuần: Hàng xách tay

Điểm tuần: Hàng xách tay

(Baonghean.vn) - Không phải cứ hàng xách tay là bất hợp pháp, nhưng rõ ràng hàng xách tay đã và đang tồn tại, nó với giá bán rẻ hơn rất nhiều so với chính ngạch, tạo nên sự bất bình đẳng trong thương mại và gián tiếp làm giảm động lực sản xuất.