Những cuộc tấn công Mỹ sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk

(Baonghean.vn) - Ngày 7/4, Mỹ đã phóng 59 tên lửa Tomahawk tấn công một căn cứ quân sự Syria. Đây không phải là lần đầu mà hơn 30 năm qua Washington sử dụng tên lửa hành trình hiện đại nhất để tấn công vào các mục tiêu.

Năm 1983, General Dynamics trình làng tên lửa hành trình Tomahawk thế hệ đầu tiên (Block I), định danh BGM-109. Với trọng lượng 1,3 tấn, dài hơn 6m, Tomahawk có thể mang được đầu đạn quy ước nặng 450kg, thậm chí cả đầu đạn hạt nhân W80.

Một tên lửa Tomahawk được phóng đi từ hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu USS Sterett - Ảnh: US Navy
Một tên lửa Tomahawk được phóng đi từ hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu USS Sterett.

Năm 1991, trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Hải quân Mỹ bắn tổng cộng 288 quả Tomahawk, trong đó có 9 quả bị "xịt", không thể rời ống phóng, 6 quả rơi xuống biển ngay khi rời ống phóng.

Năm 1993, 46 tên lửa Tomahawk được bắn đi, nhắm vào cơ sở hạt nhân Zafraniyah của Iraq. Một quả trong số này rơi gần khách sạn Al Rasheed, giết chết 2 thường dân. Cùng năm, trung tâm chỉ huy cơ quan tình báo Iraq trở thành mục tiêu của 26 tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Tên lửa Tomahawk được Mỹ sử dụng đầu tiên trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991.
Tên lửa Tomahawk được Mỹ sử dụng đầu tiên trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991.

Năm 1998, 415 tên lửa Tomahawk được Mỹ sử dụng trong Chiến dịch Cáo sa mạc, nhắm vào các mục tiêu của quân đội Iraq.

Năm 1999, trong Chiến dịch Lực lượng đồng minh can thiệp vào Nam Tư cũ, các tàu chiến của Mỹ và tàu ngầm Anh đã bắn tổng cộng 218 tên lửa Tomahawk.

Năm 2003, Iraq tiếp tục bị tấn công trong khi Mỹ phát động chiến dịch quân sự can thiệp vào quốc gia này. Hơn 802 tên lửa đã được sử dụng trong giai đoạn đầu.

Mỹ bắn khoảng 50 tên lửa tấn công vào Iraq năm 1998
Mỹ bắn tên lửa Tomahawk tấn công vào Iraq năm 1998.

Năm 2009, Mỹ bắn 2 tên lửa Tomahawk nhắm vào các mục tiêu nghi là căn cứ của khủng bố  Al-Qaeda ở Yemen. Một quả đánh trúng mục tiêu dân sự, hơn 40 người chết.

Năm 2011, Mỹ và NATO phát động chiến dịch Bình minh Odyssey can thiệp vào công việc nội bộ của Libya. Trong ngày đầu tiên, lực lượng Anh - Mỹ đã bắn tổng cộng 124 tên lửa Tomahawk. 

Năm 2014, 47 tên lửa Tomahawk được bắn đi từ USS Arleigh Burke và USS Philippine Sea của Mỹ, nhắm vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria.

Mỹ bắn khoảng 60 tên lửa Tomahawk vào Syria hôm 7/4/2017
Mỹ bắn khoảng 60 tên lửa Tomahawk vào Syria hôm 7/4/2017.

Năm 2016, Mỹ bắn 5 tên lửa Tomahawk vào 3 trạm radar của lực lượng Houthi ở Yemen, trả đũa việc các tàu chiến Mỹ bị nhắm bắn tên lửa chống hạm.

Tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc tấn công bằng tên lửa Tomahawk vào một căn cứ không quân của Syria. 59 tên lửa Tomahawk đã được bắn đi từ hai tàu khu trục USS Ross và USS Porter hoạt động ở Địa Trung Hải.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.