Những dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Hoà

(Baonghean) - Đến thời điểm này, Thái Hòa là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong tỉnh được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là kết quả xứng đáng đối với sự nỗ lực của toàn đảng bộ, chính quyền và toàn dân trong 5 năm qua, cũng là vinh dự cho cả tỉnh, tạo động lực tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trong thời gian tới.

"60 ngày cho chiến dịch nông thôn mới"
Có lẽ ít có địa phương nào xây dựng nông thôn mới đã khích lệ tinh thần toàn dân tham gia bằng những khẩu hiệu, khẩu lệnh cụ thể "60 ngày ra quân xây dựng nông thôn mới" cho từng thời điểm như ở Thái Hòa. 
Khu lâm viên Bàu Sen - lá phổi xanh của thị xã Thái Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Sỹ Minh
Bí thư Thị ủy Thái Hòa Lê Tiến Trị, thăm mô hình nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao của ông Hồ Sỹ Điều, 
xã Nghĩa Tiến. Ảnh: Hữu Nghĩa
Mốc thời điểm cán đích của chiến dịch được tính vào các ngày lễ trọng đại của dân tộc, của thị xã như "60 ngày làm giao thông nông thôn kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9)”, "60 ngày làm nông thôn mới kỷ niệm ngày thành lập thị xã (10/5)” hay "60 ngày về đích nông thôn mới 2015"... đã thực sự tạo được hiệu ứng sâu rộng trong nhân dân.
Ông Trương Công Đạm - Cựu chiến binh xóm Yên Mỹ (xã Nghĩa Mỹ), người đã hiến 102 m2 đất vườn, 72 m bờ rào xây, chia sẻ: "Đường thoáng rộng, xóm đẹp thì nhà mình mới đẹp chứ! Nông thôn mới là xây dựng để người dân được hưởng thụ mà. Mình có đóng góp tích cực thì mới khích lệ được các hộ khác đồng lòng, dốc sức tham gia".
Nhờ khích lệ này mà tại xã khó khăn như Nghĩa Mỹ, trong 60 ngày ra quân chiến dịch từ tháng 4 đến tháng 6/2012 đã vận động được 218 hộ hiến đất với tổng diện tích 18.030 m2, số diện tích bờ rào xây mà nhân dân tự nguyện phá dỡ là 503m2, tổng số chiều dài được mở rộng, làm mới 15.312 m, đường đổ đá cấp phối 8.315 m, người dân đóng góp 1.577 ngày công...
Không những người dân mà các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tích cực hưởng ứng tham gia như Công ty Lai Khai ủng hộ 100 triệu đồng, san lấp mặt bằng, tu sửa đường giao thông liên xã. Ông Nguyễn Văn Lai - Giám đốc Công ty Lai Khai chia sẻ: "Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn, lại là người con của xã Nghĩa Mỹ, tôi luôn nghĩ mình phải góp sức giúp địa phương đi lên".
Cũng như ở xã Nghĩa Mỹ, các chiến dịch xây dựng nông thôn mới đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, sức lan tỏa sâu rộng trên địa bàn xã Tây Hiếu. Tây Hiếu cũng là xã NTM duy nhất theo định hướng sẽ chọn để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu, bền vững các tiêu chí của thị xã Thái Hòa. 
Khu lâm viên Bàu Sen - lá phổi xanh của thị xã Thái Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Sỹ Minh
Khu lâm viên Bàu Sen - lá phổi xanh của thị xã Thái Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Sỹ Minh
Lấy yếu " kích" khá
Trong khi nhiều địa phương khác chọn xã điểm xây dựng nông thôn mới đều là những xã khá về kinh tế, vững mạnh về chính trị để " lấy đà" cho phong trào, thì tại Thái Hòa thời điểm khởi động chương trình lại chọn xã yếu, xóm yếu làm điểm. Ra quân, ký cam kết về đích nông thôn mới trước sự chứng kiến của lãnh đạo thị và các xã bạn, xã Nghĩa Mỹ, một xã yếu hơn các xã khác đã chính thức "cầm cờ" tiên phong về đích.
Thực tế triển khai xây dựng nông thôn mới, ngoài sự bài bản trong việc ra nghị quyết, xây dựng đề án, phân công phân nhiệm cán bộ chỉ đạo thì xã Nghĩa Mỹ cũng chọn xóm Long Thượng, xóm yếu nhất trong 14 xóm của xã kinh tế thuần nông, hầu hết đồng bào dân tộc Thổ, dân cư thưa thớt làm điểm chỉ đạo.
Giờ ra chơi của học sinh Trường Mầm non xã Nghĩa Hòa (TX. Thái Hòa). 	Ảnh: H. N
Giờ ra chơi của học sinh Trường Mầm non xã Nghĩa Hòa (TX. Thái Hòa). Ảnh: H. N
Có thể nói, nhờ có cách triển khai độc đáo, sáng tạo này mà các xã của thị xã Thái Hòa thời điểm ban đầu khi mới thực hiện chương trình, qua rà soát năm 2010 bình quân đạt 5,2 tiêu chí/xã, đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Xã yếu Nghĩa Mỹ đã trở thành xã về đích nông thôn mới đầu tiên của thị xã Thái Hòa. Cuối năm 2014 và trong năm 2015 lần lượt 5 xã còn lại đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. 
Nhiều mô hình nâng thu nhập cho người dân
Giai đoạn 2010 - 2015, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực nhưng thị xã Thái Hòa vẫn dành tối đa nguồn ngân sách đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, cụ thể thị xã Thái Hòa đã dành đến 75% tổng chi phí đầu tư phát triển của ngân sách thị xã cho chương trình này. Từ đó mà thị xã Thái Hòa đã triển khai theo hướng ưu tiên có cơ chế " kích cầu" đầu tư xây dựng mô hình kinh tế tăng thu nhập cho người dân. Theo đó, thị xã hỗ trợ mỗi năm 500 triệu đồng đầu tư và phát triển các mô hình kinh tế đã khẳng định hiệu quả như: chăn nuôi bò sữa, trồng hoa ly, trồng cam... Ngoài ra, thị xã Thái Hòa cũng ủy thác đầu tư 300 triệu đồng qua Ngân hàng CSXH và 200 triệu đồng qua Hội Nông dân cho các hộ dân vay phát triển sản xuất...
Lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia  xây dựng NTM trao đổi với nhân dân TX. Thái Hòa về giải pháp giữ vững các tiêu chí NTM.  	Ảnh: Xuân Hoàng
Lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trao đổi với nhân dân
TX. Thái Hòa về giải pháp giữ vững các tiêu chí NTM. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhờ cách làm này mà các địa phương trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình, nhiều cách làm hay, hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng hoa màu và cây ăn quả, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất và hỗ trợ công tác xây dựng mô hình như: Cánh đồng trồng rau sạch tại làng Cộ (xã Nghĩa Mỹ), xóm 7B (xã Nghĩa Thuận), mô hình trồng hoa cây cảnh (xã Nghĩa Hòa), mô hình trồng bưởi hồng Quang Tiến, quýt PQ1, cam Xã Đoài, cam V2... góp phần cải tạo vườn tạp, tăng thu nhập cho người dân.
Đến nay, toàn thị xã có 18 trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT và 1 trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung của công ty CP sữa Việt Nam Vinamilk quy mô 2.700 con, bên cạnh đó có hơn 50 mô hình chăn nuôi gia trại các loại góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, hạ tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn cũ) ở mức 6,9% đến năm 2015 giảm còn 2,23%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng/người/năm.
Huy động tối đa các nguồn lực hướng tới hội nhập đô thị văn minh
Nhân dân xã Nghĩa Mỹ (TX. Thái Hòa) tham gia xây dựng trường mầm non. 	Ảnh: H.N
Nhân dân xã Nghĩa Mỹ (TX. Thái Hòa) tham gia xây dựng trường mầm non. Ảnh: H.N
Ở thị xã Thái Hòa, nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo được bộ mặt mới cho các xã nông thôn, các vùng ngoại thị. Kết quả của việc hoàn tất các tiêu chí nông thôn mới đã góp phần tích cực rút ngắn khoảng cách giữa vùng nông thôn và đô thị, góp phần kết nối không gian, kết nối quy hoạch, trong tổng thể phát triển chung của thị xã.
Cũng là cách làm sáng tạo của thị xã Thái Hòa, đồng thời với việc đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở vùng nông thôn thì các phường nội thị cũng đồng loạt hướng phong trào xây dựng đô thị văn minh. Giai đoạn 2010 - 2015, trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tại thị xã Thái Hòa, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã huy động hơn 2,3 ngàn tỷ đồng đầu tư. Trong đó, nhân dân đóng góp được 412.745 triệu đồng, chiếm 18%.
 Các hộ dân các xã vì mục tiêu cao cả cũng đã đồng loạt hiến đất xây dựng đường và các công trình phúc lợi xã hội được 108.883 m3 đất, đóng góp 123.772 ngày công phục vụ các công trình xây dựng nông thôn mới. Sự phấn đấu nỗ lực không ngừng, vì một vùng nông thôn mới ngoại ô đổi mới, để tiến nhanh đủ điều kiện hội nhập trong quá trình đô thị hóa thực sự đáng trân trọng.   
Đồng chí Lê Tiến Trị - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Thị ủy Thái Hòa khẳng định: Việc  địa phương được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm để Đảng bộ, nhân dân thị xã Thái Hòa quyết tâm phát huy giá trị bền vững các tiêu chí. Đồng thời, đây là cơ sở, là tiền đề để các xã vùng ngoại thành hội nhập nhanh với quá trình đô thị hóa, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại 3 vào năm 2020, trở thành một trong những cực tăng trưởng của tỉnh, đô thị động lực vùng Nam Thanh Bắc Nghệ theo Quyết định 1447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG:

- Tổng kinh phí đã thực hiện: 2.305.938 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 412.745 triệu đồng. Hiện tại, đã giải ngân được 2.260.517 triệu đồng/2.305.938 triệu đồng, chiếm 98% nguồn xây dựng cơ bản. 
- Tổng nguồn kinh phí đã hỗ trợ cho các xã xây dựng nông thôn mới chiếm 75% tổng chi phí đầu tư phát triển của ngân sách thị xã.
- Nhân dân đã hiến 108.883 m2 đất và đóng góp 123.772 ngày công phục vụ xây dựng các công trình nông thôn mới.
- Ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ xây dựng nông thôn mới như hỗ trợ 150 triệu đồng/xã để triển khai dồn điền đổi thửa; hỗ trợ cho đơn vị triển khai làm đường giao thông 40 - 60 triệu đồng/km; hỗ trợ 500 triệu đồng/năm đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả như: Chăn nuôi bò sữa, trồng hoa ly, trồng cam... 
- Thưởng xã đạt chuẩn nông thôn mới: 300 triệu đồng/ xã giải Nhất, 200 triệu đồng/xã giải Nhì; thưởng cho các tập thể, cá nhân từng đợt phát động.
- Hạ tỷ lệ hộ nghèo 6,9% năm 2010 (theo chuẩn cũ) xuống còn 2,23%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng/người/năm.
Hồng Sơn

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.