Những điều cần lưu ý khi ăn sữa chua
Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên, cũng giống như bất kì thực phẩm nào khác, sữa chua vừa có lợi vừa có hại cho sức khỏe nếu không biết sử dụng nó một cách hợp lý.
Ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là thích hợp
Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp) rồi bạn nhé.
Ảnh minh họa |
Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân. Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng. Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua. Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn… rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn sữa chua.
Ăn quá nhiều sữa chua khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày
Sữa chua làm nóng thì sao?
Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết.
Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh.
Sữa chua cùng với các loại thực phẩm
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon như bánh ngọt bánh bao… có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ như xúc xích, với lạp xưởng… Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Không dùng chung với các loại thuốc khác bởi các chất có trong thuốc kháng sinh, hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh cũng có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Không nên ăn kèm sữa chua với kem
Sữa chua tốt hơn sữa
Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: sữa chua tốt hơn cả sữa tươi. Bởi ngoài những giá trị dinh dưỡng có thể đem lại, sữa chua còn có khả năng giúp tăng cường sức khỏe cơ thể…
Các chuyên gia dinh dưỡng khá cũng khẳng định: protein trong sữa chua giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày; canxi và sắt giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu; vitamin A có thể ngăn ngừa ung thư; lactat ngăn chặn táo bón và ức chế vi khuẩn có hại; pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan. Vì vậy, sữa chua là sản phẩm thay thế hoàn hảo hơn.
Không nên ăn khi nào?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được, nhất là đối với những người hay bị đau bụng đi ngoài hoặc có vấn đề về đường ruột. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tụy cũng không nên ăn bởi sữa chua chứa nhiều đường sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng thêm.
Sữa chua là thực phẩm thực sự tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, những người thường xuyên uống rượu, dùng thuốc kháng sinh….
Sữa chua hoa quả nhiều dinh dưỡng hơn
Nếu bạn muốn thưởng thức một cốc sữa chua hoa quả ngon lành thì hãy tự tay xắt những miếng loại hoa quả tươi dầm cùng sữa chua để tạo nên một cốc sữa chua ngon lành mát bổ. Đừng tưởng sữa chua hoa quả đóng sẵn bên ngoài giàu dinh dưỡng hơn sữa chua thường bởi hoa quả trong đó đã qua bước chế biến khiến giá trị dinh dưỡng bị giảm đi nhiều.
Theo.VnMedia