Những điều ít biết về chuyện công du nước ngoài của các Tổng thống Mỹ

(Baonghean.vn) - Kể từ lần đầu tiên diễn ra vào đầu thế kỷ XX, những chuyến thăm nước ngoài của các Tổng thống Mỹ đã trở thành một phần quan trọng của chính sách ngoại giao. Trước mỗi chuyến thăm là nhiều tháng lên kế hoạch và chuẩn bị với nhiều sự hợp tác cũng như trao đổi thông tin giữa các bên.

Ít ai biết rằng trong thế kỷ XIX Mỹ có quan niệm khá khắt khe về chuyện này. Các chuyến công tác ở trong nước được coi là một dịp để Tổng thống trò chuyện với người dân - những người đã bầu ra Tổng thống.

Nhưng ngược lại, người dân Mỹ không muốn vị Tổng thống của họ tới thăm những cung điện lộng lẫy và “quỳ gối” trước những ông vua và bà hoàng của nước khác.

Quan niệm này bắt đầu mờ nhạt và cuối cùng bị loại bỏ kể từ đầu thế kỷ XX, khi các quan chức liên bang bắt đầu có cái nhìn khác đi về vai trò của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế.

Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Năm 1943, Tổng thống Franklin D. Roosevelt trở thành tổng thống Mỹ tại nhiệm đầu tiên bay ra nước ngoài. Khi đó, ông chủ Nhà Trắng này đã di chuyển bằng máy bay Boeing B-314 Clipper vào tháng 1/1943. Clipper được xem là hiện thân đầu tiên của chiếc Không lực Một. Trong chuyến đi đó, Tổng thống Roosevelt gặp Thủ tướng Anh Winston Churchill để thảo luận một số vấn đề chiến lược.
Năm 1943, Tổng thống Franklin D. Roosevelt trở thành tổng thống Mỹ tại nhiệm đầu tiên bay ra nước ngoài. 

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của 1 vị Tổng thống Mỹ là chuyến đi tới Panama năm 1906 của Theodore Roosevelt. Sự kiện này cũng mở ra một thời kỳ mới trong cách các Tổng thống Mỹ quan hệ ngoại giao với các nước khác. Tiếp theo sau đó các chuyến đi của Woodrow Wilson tới châu Âu sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc và cam kết của ông về hòa bình thế giới đã khép lại hoàn toàn quan niệm cũ.

Sự phát triển của công nghệ giao thông vận tải cũng tác động mạnh đến các chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Mỹ. Khi Wilson tới châu Âu năm 1919, ông mất 9 ngày đi trên biển. 40 năm sau, Dwight Eisenhower đã có thể thực hiện chuyến đi tương tự mà chỉ mất 9 giờ, bằng trực thăng.

Những Tổng thống tiếp theo liên tục có các chuyến thăm nước ngoài bằng máy bay. John F. Kennedy đã có một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất đến châu Âu vào mùa hè năm 1963, chỉ vài tháng trước khi ông bị ám sát.

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 là một trong những sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế giới thế kỷ XX.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 là một trong những sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của thế giới thế kỷ XX.

Người kế nhiệm Lyndon B. Johnson thường xuyên công du tới châu Á. Richard Nixon là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm một số nước, đặc biệt đáng chú ý là Trung Quốc.

Jimmy Carter đã có thời gian tốt đẹp ở Trung Đông và là Tổng thống Mỹ đầu tiên có chuyến thăm cấp nhà nước tới châu Phi. Ronald Reagan cũng có một số chuyến đi có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử quan hệ ngoại giao quốc tế của Mỹ, trong đó có hội nghị với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev.

Tần suất và phạm vi các chuyến công du của các Tổng thống Mỹ tăng lên nhanh chóng kể từ khi George H. W. Bush trở thành Tổng thống năm 1989. Năm 1990, “phiên bản quân sự” của máy bay Boeing 747 -chiếc VC-25 - bắt đầu được đưa vào sử dụng. Chiếc máy bay này có diện tích mặt sàn hơn 372m2, một phòng tắm và một phòng ngủ, đồng thời có đủ các phương tiện để đảm bảo Tổng thống vẫn có thể làm việc. Đồng hành với VC-25 là một chiến đấu cơ hạng nặng chở các trực thăng và xe limousine.

Không lực Một hay Air Force One không phải là một chiếc phi cơ mà là tên gọi dành cho bất kỳ chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ. Hiện chính phủ Mỹ sử dụng 2 máy bay Boeing 747-200, định danh VC-25A để chở Tổng thống Mỹ.
Không lực Một hay Air Force One không phải là một chiếc phi cơ mà là tên gọi dành cho bất kỳ chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ. Hiện chính phủ Mỹ sử dụng 2 máy bay Boeing 747-200, định danh VC-25A để chở Tổng thống Mỹ.

Cá nhân các cựu Tổng thống George W. Bush và Bill Clinton đã có các chuyến thăm cá nhân tới 74 nước khác nhau trong 2 nhiệm kỳ. Tổng cộng họ tới thăm 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có số dân bằng 85% dân số thế giới.

Về phần mình, Tổng thống đương nhiệm Obama đã tới thăm 35 quốc gia trong nhiệm kỳ đầu tiên. Còn tính đến tháng 5/2016, ông đã đến thăm thêm 19 quốc gia nữa trong nhiệm kỳ thứ hai. Những chuyến đi tới các nước cách Mỹ hơn 10.000 dặm (tức 16.903 km) thường xuyên diễn ra.

Các cựu Tổng thống Johnson và Nixon là những người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Bush và Clinton cũng đã làm như vậy. Các chuyến đi tới châu Âu và châu Á gần như đã trở thành thông lệ trong thế kỷ XXI.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm - Barack Obama đến Hà Nội vào lúc 21h30 ngày 22/5, bắt đầu chuyến công du trong 3 ngày với nhiều sự kiện quan trọng, ông đã được nhận được nhiều sự tiếp đón nồng hậu từ chính phủ cũng như người dân Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du trong 3 ngày tới Việt Nam với nhiều sự kiện quan trọng, ông đã được nhận được nhiều sự tiếp đón nồng hậu từ chính phủ cũng như người dân Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện nay, Tổng thống Mỹ công du nhiều nước nhất khi đương nhiệm là Tổng thống Barack Obama. Theo thông tin trên trang web của Văn phòng Lịch sử thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, Tổng thống Obama đã có 46 chuyến công du tới 53 quốc gia khác nhau, kéo dài tổng cộng 119 ngày, kể từ khi lên nhậm chức tổng thống Mỹ năm 2009.

Đứng thứ hai sau Tổng thống Obama đó là cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush với 28 chuyến công du, kéo dài trong 116 ngày. Xếp ở vị trí thứ 3 là cựu Tổng thống Bill Clinton có 27 chuyến công du, dài 113 ngày./.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.