Những đóng góp thầm lặng, hiệu quả

23/08/2015 07:52

(Baonghean) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngành Tài chính Việt Nam được thành lập. Cùng với sự ra đời của ngành Tài chính cả nước, ngành Tài chính Nghệ An, khởi đầu là Phòng Tài chính (Phòng II) được thành lập trong Ủy ban nhân dân cách mạng Nghệ An, sau này trưởng thành thành Ty Tài chính Nghệ An (tháng 2/1946) đã trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.

Ngay sau khi được thành lập, phòng Tài chính (Phòng II) tỉnh Nghệ An đã từng bước xây dựng đội ngũ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chuyển thành Ty Tài chính, thực hiện nhiệm vụ tham mưu huy động mọi nguồn lực để vừa phục vụ sản xuất, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, thực hiện chức năng quản lý tài chính toàn bộ các hoạt động trong bộ máy hành chính tỉnh Nghệ An, dự trù và thi hành ngân sách, kiểm soát thu chi, quản lý các quỹ ứng tiền, quản lý trả lương, công tác phí và cấp phát các loại vật liệu, tích cực thực hiện chủ trương của chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp, địa chủ, ruộng đất hoang để chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý dưới chế độ cũ như thuế đinh, thuế điền, thuế muối, thuế chợ, thuế đò… ra quy định về giảm tô, giảm tức, vận động xóa nợ và hoãn nợ, hạn chế sự bóc lột của địa chủ đối với nông dân.

Xử lý hồ sơ tại Sở Tài chính.
Xử lý hồ sơ tại Sở Tài chính.

Chỉ hơn 1 năm sau Cách mạng Tháng Tám, kinh tế Nghệ An đã được phục hồi và phát triển. Nạn đói được đẩy lùi, cuộc sống mới khởi sắc. Nhân dân Nghệ An thêm tin tưởng vào sự ưu việt của chế độ mới, nỗ lực xây dựng đời sống mới, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Trong đó, Ty Tài chính đã góp phần to lớn vào ổn định kinh tế tài chính sau cách mạng, từng bước tiếp cận và tăng cường chức năng quản lý thu, chi trong toàn tỉnh, trở thành một trong những Ty đầu tàu của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nghệ An.

Trong thời kỳ kháng chiến, tình hình tài chính, ngân sách Nghệ An gặp muôn vàn khó khăn, ngân sách Trung ương cấp ít ỏi, ngân sách địa phương do điều kiện kháng chiến thu không ổn định, việc lưu hành cùng một lúc nhiều loại tiền và các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch... Trong điều kiện tản cư kháng chiến, Ty Tài chính đã di chuyển nhiều nơi, nhân sự có sự thay đổi liên tục. Mặc dù vậy, vượt qua khó khăn, các thế hệ ngành Tài chính Nghệ An đã tham mưu cho chính quyền cách mạng thực hiện huy động nguồn lực từ chính sách động viên chủ yếu dựa vào tự nguyện (1946 - 1950) sang chính sách động viên theo nghĩa vụ qua 2 chính sách lớn là thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp, bảo đảm nhu cầu kháng chiến, khuyến khích sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân (1951 - 1954). Nhờ triển khai tích cực các chính sách thuế, ngành Tài chính tỉnh Nghệ An đã huy động được nguồn lực tài chính toàn tỉnh, góp phần làm nên chiến thắng trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Ðiện Biên Phủ, góp phần to lớn vào công cuộc kháng chiến và kiến thiết trên địa bàn Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.

Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Sở Tài chính báo công với Bác  tại Quảng trường Hồ Chí Minh.Ảnh: P.V
Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Sở Tài chính báo công với Bác tại Quảng trường Hồ Chí Minh. Ảnh: P.V

Với nhiệm vụ quan trọng của nhân dân ta là đánh giặc cứu nước, nhiệm vụ của tài chính nhà nước là phải động viên toàn bộ nhân lực, vật lực, tài lực cung cấp cho cuộc chiến tranh chống xâm lược, đảm bảo kháng chiến thắng lợi. Sau khi hòa bình lập lại, nền kinh tế quốc dân được phục hồi, Nghệ An nói riêng, miền Bắc nói chung bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ tài chính lúc bấy giờ là phải thi hành việc phân cấp quản lý tài chính dựa trên nguyên tắc thống nhất lãnh đạo và kế hoạch, đảm bảo yêu cầu khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Ty Tài chính Nghệ An đã thực hiện nhiều chính sách, chế độ và biện pháp ra sức tăng thu đúng chính sách, hết sức giảm chi, kiên quyết chống lãng phí, tham ô, thực hành tiết kiệm, chấn chỉnh biên chế có kế hoạch, tăng cường quản lý tiền mặt, tích cực huy động vốn của tư nhân, đề cao kỷ luật tài chính nhằm cân đối thu, chi và xử lý bội chi về ngân sách.

Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cùng với tỉnh, ngành Tài chính Nghệ An cũng có những chuyển biến nhanh chóng phù hợp với tình hình đất nước và tỉnh nhà giai đoạn 1965 - 1975. Quy mô của ngân sách tài chính tăng lên gấp bội do nguồn từ Trung ương trợ cấp và huy động nguồn lực tại địa phương. Đầu tư ngân sách tỉnh để vừa phục vụ sản xuất, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra với quy mô gấp hai lần so với giai đoạn 1961-1965. Trong đó, nguồn tài chính giai đoạn 1965-1975 chủ yếu tập trung đầu tư nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, duy trì hệ thống giao thông thống suốt, đồng thời dồn sức chi viện cho chiến trường miền Nam, nhất là trong các năm 1973 - 1975.

Với trọng trách lớn lao, Ty Tài chính Nghệ An tìm mọi biện pháp, ra sức động viên nhân lực, vật lực, tài lực nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, tập trung đảm bảo các nhu cầu vốn của Nhà nước để phục vụ và thúc đẩy phát triển mạnh về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, tăng cường sức chiến đấu và đảm bảo đời sống của nhân dân. Đặc biệt, toàn ngành đã đề ra phương hướng phấn đấu giảm bội chi, tiến tới cân đối thu chi ngân sách và tiền tệ một cách tích cực, góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và đời sống, tiến tới đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giành thắng lợi.

Từ năm 1976 đến nay, đặc biệt là từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, trước những khó khăn và thử thách mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH, với nhiều hoàn cảnh khác nhau, có lúc nhập tỉnh, có lúc tách tỉnh, cơ cấu tổ chức bộ máy liên tục thay đổi, với những thuận lợi và khó khăn từ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, từ bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của đất nước, ngành Tài chính Nghệ An đã không ngừng đổi mới, trưởng thành, thích nghi với mọi hoàn cảnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan tham mưu về kinh tế, tài chính, ngân sách cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, góp phần vào sự phát triển ổn định, vững chắc kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Hiện nay, với mục tiêu thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong xu thế đổi mới và hội nhập, cùng với nhiều thuận lợi và khó khăn, đã đặt ra nhiều yêu cầu cho ngành Tài chính Nghệ An đó là:

Trước hết ngành Tài chính tỉnh Nghệ An cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng, vừa chuyên, có trình độ chuyên môn cao, có kiến thức và kỹ năng làm việc, nhiệt huyết với công việc, vì Đảng, vì dân. Muốn như vậy phải làm tốt công tác tổ chức cán bộ trong các khâu tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ..

Ngành Tài chính cần thực hiện đúng nguyên tắc, sáng tạo, hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Tài chính, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu các cơ chế, chính sách, hệ thống giải pháp phù hợp với thực tiễn tỉnh Nghệ An, phát huy được nội lực, tranh thủ ngoại lực, góp phần huy động nguồn lực cho tỉnh Nghệ An phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội.

Thường xuyên bám sát nhiệm vụ trên giao, nắm chắc chế độ, chính sách, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, đổi mới tư duy, thay đổi phương thức quản lý, áp dụng các thành tựu khoa học trong quản lý ngân sách, tăng cường chức năng giám đốc tài chính, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn

Hoàng Viết Đường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Mới nhất

x
Những đóng góp thầm lặng, hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO