Những hạn chế khi đưa dân ca vào trường học

03/01/2012 18:10

(Baonghean.vn) - Chương trình Dạy và hát dân ca trên sóng phát thanh truyền hình Nghệ An cũng chỉ tổ chức triển khai thực hiện được từ năm 1999 đến năm 2005 thì phải dừng lại, vì những lý do: Chương trình và giáo trình dạy hát trên sóng PTTH chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng, chưa khoa học và hoàn thiện.

(Baonghean.vn) - Chương trình Dạy và hát dân ca trên sóng phát thanh truyền hình Nghệ An cũng chỉ tổ chức triển khai thực hiện được từ năm 1999 đến năm 2005 thì phải dừng lại, vì những lý do: Chương trình và giáo trình dạy hát trên sóng PTTH chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng, chưa khoa học và hoàn thiện.

Do đó, mới thực hiện 5 năm mà đã dạy hết chương trình. Do sự phối hợp giữa ba ngành: Văn hóa, Giáo dục - Đào tạo và Đài PTTH chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Kinh phí dành cho chương trình không được đầu tư đúng mức. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và hệ thống trường học trong tỉnh, từ tháng 11/2011, Chương trình Dạy hát dân ca trên sóng PTTH đã được khởi động lại, do Đài PTTH và Trung tâm Bảo tồn cố gắng phát huy di sản dân ca xứ Nghệ phối hợp thực hiện. Theo hợp đồng giữa hai bên, mỗi tháng phát một chương trình, thời lượng 25 phút, kinh phí do Đài tỉnh và Trung tâm phối hợp, trong đó đài PTTH hỗ trợ 2/3 kinh phí.



Một tiết mục trong Hội thi Hát dân ca trong trường học tỉnh Nghệ An lần thứ II


Trong việc xây dựng môi trường hát dân ca ở Nghệ An, trong những năm qua đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có một thực tế mà chúng ta cần quan tâm là môi trường hát dân ca chỉ mới thể hiện có tính phong trào qua hình thức thể hiện ở sân khấukhông chuyên, ở các hội diễn, hội thi, liên hoan, sinh hoạt CLB mà dân ca chưa được thể hiện trong muôn mặt đời thường.

Làm sao để dân ca có mặt trong tất cả các sinh hoạt của người dân, trở thành máu thịt trong đời sống văn hóa của nhân dân? Chương trình dạy hát dân ca trên sóng PTTH, đưa dân ca vào trường học theo chúng tôi vẫn gặp một số hạn chế và khó khăn nhất định, bởi học sinh bây giờ không mặn mà với dân ca, lớp trẻ hiện nay đối với dân ca Nghệ Tĩnh đang có một khoảng trống lớn về sự hiểu biết, nhiều em không hề thuộc một câu dân ca, nhiều bà mẹ trẻ không biết hát ru con bằng dân ca, trẻ em không biết hát đồng dao? Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó chánh văn phòng Sở GD-ĐT cho biết: “Chất lượng giảng dạy dân ca trong nhà trường còn gặp hạn chế bởi kinh phí cho chương trình có hạn, điều kiện thu âm, ghi hình để làm dẫn chứng minh họa cho giảng dạy còn hạn chế, giáo viên có trình độ chuyên môn cao về dạy dân ca thật sự hiếm. Một số trường dạy và học dân ca chỉ cốt đi thi để lấy thành tích mà chưa trở thành yêu cầu thường xuyên...”.

Để dân ca xứ Nghệ có thêm sức sống, sức lan tỏa mạnh mẽ, ăn sâu bám rễ trong đời sống nhân dân và tiến tới trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, các ngành liên quan cần khắc phục những hạn chế trên; tiếp tục xây dựng môi trường hát dân ca một cách đồng bộ và thường xuyên thông qua hoạt động sáng tác, biểu diễn dân ca ở cơ sở và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng Chương trình Dạy hát dân ca trong trường học. Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt với những nghệ nhân, nghệ sỹ còn giữ được vốn dân ca cổ truyền, khuyến khích họ truyền dạy lại cho lớp trẻ.


Vũ Ba Lan

Mới nhất
x
Những hạn chế khi đưa dân ca vào trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO