Những loại thuốc cần dự phòng trong dịp Tết

Tết Bên cạnh việc chuẩn bị thực phẩm và các nghi lễ cho Tết Nguyên đán, bạn cũng cần chú ý đến tủ thuốc của nhà mình để có một cái Tết thật an toàn và khỏe mạnh nhé.
Dưới đây là những loại thuốc cần phải có trong tủ thuốc gia đình bạn để yên tâm ăn Tết:
- Dầu gió, các loại cao, kem, gel... giúp giảm đau nhức như miếng dán salonpas, cao con hổ, dầu gió xanh... Bạn sẽ cần đến những loại thuốc này nếu bị đau lưng, chân, vai…. do đi bộ chúc Tết nhiều hoặc khi tham gia những trò chơi xuân...
- Thuốc cảm sốt, hạ nhiệt, giảm đau như: aspirin, paracetamol, viên cảm xuyên hương, panadol... Những loại thuốc này sẽ phát huy tác dụng nếu chẳng may bạn bị cảm sốt, đau đầu bất ngờ giữa đêm khuya. Những loại thuốc này vô cùng quan trọng và cần thiết nếu trong nhà có trẻ nhỏ. 
Đừng quên chuẩn bị thuốc dự phòng để yên tâm ăn Tết
Đừng quên chuẩn bị thuốc dự phòng để yên tâm ăn Tết
- Các loại thuốc về đường tiêu hoá như: Thuốc berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hoá, thuốc bù nước, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol), thuốc trị táo bón (thuốc nhuận tràng), thuốc trị khó tiêu, đầy bụng… Việc đầy bụng, táo bón khi đi ngoài hoàn toàn có thể xảy ra trong dịp Tết. Chính vì vậy, đây là những loại thuốc vô cùng quan trọng không thể thiếu trong tủ thuốc nhà bạn.
- Thuốc bôi ngoài da, thuốc sát trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn như: Cồn, oxy già, dung dịch muối loãng... đều rất cần thiết và cần có trong tủ thuốc nhà bạn dịp Tết để sát trùng những vết thương không may xảy ra như bỏng mỡ, đứt tay... Ngoài ra, cũng cần dự trữ một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nhưng các loại thuốc này không được dùng tuỳ tiện mà phải theo đơn của bác sĩ.
- Ngoài ra, cần có thêm một vài miếng urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; Một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế); Các loại thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, trà gừng… để phòng các trường hợp cần đến.
Nên phân loại và để riêng thuốc ở từng khu vực để tránh nhầm lẫn
Nên phân loại và để riêng thuốc ở từng khu vực để tránh nhầm lẫn
Lưu ý:
- Nên phân loại thuốc dành riêng cho người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai... ở những ngăn riêng biệt để tránh dùng nhầm thuốc.
- Nên giữ lại vỏ hộp và hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc để đọc lại nếu cần. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; Các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc để tránh tình trạng dùng nhầm thuốc rất nguy hiểm.
Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng các bạn cần lưu ý, không được "dễ dãi" trong ăn uống, sinh hoạt để luôn khỏe mạnh và phòng tránh bệnh thường gặp một cách tốt nhất, tránh tình trạng phải uống thuốc dịp đầu xuân năm mới nhé!
AloBacsi.vn

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.