Những lớp học ban đêm ở Huồi Tụ (Kỳ Sơn)
Những lớp học ca ba, buổi tối tốn nhiều tiền đã trở nên quen thuộc với học sinh miền xuôi, thành thị. Nhưng ngược lên huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn, đến với trường THCS Dân tộc bán trú xã Huồi Tụ, chúng ta sẽđược chứng kiến những lớp học ca ba hoàn toàn miễn phí, tự nguyện của thầy trò nơi đây.
Những lớp học ca ba, buổi tối tốn nhiều tiền đã trở nên quen thuộc với học sinh miền xuôi, thành thị. Nhưng ngược lên huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn, đến với trường THCS Dân tộc bán trú xã Huồi Tụ, chúng ta sẽđược chứng kiến những lớp học ca ba hoàn toàn miễn phí, tự nguyện của thầy trò nơi đây.
18 h 45', Cự Y Dì cùng các bạn trong lán bán trú đã cơm nước xong, sắp sách vở vào cặp và chuẩn bị lên lớp. 19h, tiếng trống trường vang lên từ sau vài phút ồn ào, ngôi trường trở lại tĩnh lặng. Các em học sinh ngay ngắn ngồi vào bàn học. Một buổi học buổi tối nữa lại bắt đầu.
Các em đến lớp tự ôn tập bài cũ, xem qua bài mới. Những buổi học tối đã giúp nhà trường quản lý tốt thời gian đối với các em học sinh bán trú, giúp các em học tập tốt hơn. Em Cự Y Dì-lớp 7A-Trường THCS Dân tộc bán trú Huồi Tụ tâm sự: "Hầu hết học sinh ở trường đều xa nhà, phải ở trọ, mà chỗở không có điện, nay nhờ các thầy cô giáo giúp đỡ, bọn em được tới lớp học ban đêm, được ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới ".
Trường THCS Dân tộc bán trú Huồi Tụ có hơn 400 học sinh thì hơn 300 em phải ở bán trú, vấn đề quản lý học sinh vào ban đêm là trăn trở lớn với nhà trường. Hơn nữa ở các lán bán trú không có điện, khó khăn cho việc học tập của các em. Từ năm 2009 đến nay những lớp học ban đêm đã đi vào nề nếp, trở thành thói quen cho các em.
Buổi học bắt đầu từ 19h và kết thúc lúc 21h. Đội cờđỏ kiểm tra sĩ số các lớp. Các thầy cô giáo trong tổ nội trú tự nguyện thay nhau quản lý. Ngay cả kinh phí chạy máy nổ, thầy trò trong trường cũng tự xoay xở bằng cách: một tuần tất cả các thầy cô giáo và học sinh dành một ngày nghỉđi thu hoạch chè, làm cỏ giúp Tổng đội thanh niên xung phong 8 và như thế những lớp học được duy trì.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Trường- Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc bán trú Huồi Tụ cho biết: "Qua 2 năm thực hiện lớp học ban đêm, về học tập cũng như năng lực giao tiếp của các em tiến bộ rõ rệt, chất lượng đại trà được tăng lên. Nhưng khó khăn nhất vẫn là kinh phí".
Nâng cao chất lượng giáo dục ở các huyện miền núi như Kỳ Sơn là vấn đềđang được quan tâm. Và bằng những cách làm hay, bằng sự tâm huyết hi sinh vì học trò của các thầy cô giáo trường THCS Dân tộc bán trú Huồi Tụ thì sự học của các em học sinh vùng cao sẽ tiếp tục được duy trì. Cần lắm những tầm lòng như thếđể thắp sáng tương lai cho các em.
Phan Tâm