Những mặt hàng bị cấm cửa tại Olympics London 2012
Để đảm bao an toàn cho một kỳ Thế vận hội, ban tổ chức Olympics London chính thức công bố cấm một số vật dụng, bất kể là thiết yếu đối với du khách.
Thiết bị kết nối internet không dây
Một số lý do có thể giải thích cho lệnh cấm này là do việc người dùng sử dụng thiết bị di động với chức năng thu phát sóng sẽ làm ảnh hưởng và gây nhiễu tín hiệu chung về đường truyền internet hoặc truyền hình trực tiếp từ khu vực thi đấu.
Tuy nhiên, cũng có một nguyên nhân khác xuất phát từ lý do thương mại do hãng truyền thông BT đã được lựa chọn là đối tác chính thức cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc tại Olympics. Hiện BT triển khai khoảng 1500 trạm thu phát sóng tín hiệu tính phí tại các các địa điểm Olympics với hai gói dịch vụ cơ bản là 5,99 bảng Anh cho 90 phút sử dụng hoặc 9,99 bảng Anh cho 24 giờ truy cập.
Cờ của các quốc gia không tham dự Olympic
Lá cờ của các nước không tham gia cũng bị hạn chế, ngoại trừ lá cờ riêng của những nước trong Liên hiệp Anh như
Ô quá khổ
Theo thông báo chính thức từ phía nhà tổ chức, các loại ô có kích thước lớn sẽ bị cấm tại tất cả các địa điểm thi đấu bởi hai lý do sau: đầu nhọn của ô cũng có thể trở thành một loại vũ khí gây sát thương và khi ô căng ra, nó sẽ che khuất tầm nhìn của người khác.
Lệnh cấm này có lẽ sẽ gây phiền phức lớn cho những cổ động viên bởi thời tiết ở
Mũ rộng vành
Cũng liên quan tới chuyện che khuất tầm nhìn, các loại mũ rộng vành sẽ không được xuất hiện ở bất cứ khu vực thi đầu nào. Theo hướng dẫn của Ủy ban Olympic, các nhân viên có thể giúp khán giả xác định kích cỡ phù hợp của những chiếc mũ, mũ nào quá lớn sẽ bị tịch thu vĩnh viễn.
Để đảm bảo rằng các cổ động viên sẽ nhớ lệnh cấm không được mang ô và mũ rộng vành vào sân vận động, ban tổ chức còn cho in hẳn hai hình ảnh mô phỏng lên tấm vé.
Áo có nội dung quảng cáo
Olympics London cũng cương quyết nói không với các loại áo phông in thông điệp chính trị hoặc quảng cáo. Bất kỳ hình, dòng chữ có ngụ ý liên quan tới hai vấn đề này đều sẽ bị cấm mang vào sân. Lệnh cấm được ban hành nhằm loại bỏ những công ty lợi dụng Olympics để quảng bá thương hiệu mà không tài
trợ cho Olympics.
Chuyện phân biệt đối xử này khiến người ta nhớ lại sự vụ hồi World Cup 2006, khi hơn 1.000 cổ động viên bóng đá của Hà Lan đã phải mặc đồ lót mới được vào sân xem đội tuyển thi đấu với Bờ biển Ngà. Lý do xuất phát cũng từ hai chữ “nhãn hiệu” bởi quan chức FIFA cho rằng họ mặc chiếc áo màu da cam với logo của hãng bia Bavaria, đối thủ của nhà tài trợ Budweiser, được in trên trang phục. Sau đó, để tránh chuyện hy hữu lặp lại, FIFA đã phải mua sẵn rất nhiều quần đùi để biếu cho những cổ động viên nào vẫn trót mặc áo “ám mùi quảng cáo”.
Đồ ăn mang theo
Tại thế vận hội, giá cả các mặt hàng đắt hơn bình thường. Một chai Heneiken 30ml có giá là 4,2 bảng (6,5 USD), một đĩa cơm cà ri giá 8,5 bảng (13,15 USD), một chai nước được mua với giá 1,6 bảng (2,5 USD). Vì thế, mọi người thường mang theo đồ ăn. Tuy nhiên, điều này sẽ bị hạn chế bởi ban tổ chức muốn đem lại lợi nhuận cho các nhà tài trợ như Coca-Cola, McDonald, Cadbury…
Công cụ tạo âm
Trống, kèn, tù và, còi và đặc biệt là chiếc kèn vuvuzela nổi tiếng tại World Cup 2010 cũng như tất cả những thứ có thể gây tiếng ồn đều ở trong danh sách cấm dài hai trang được gửi tới cho tât cả các cổ động viên có vé của Thế vận hội.
Bên cạnh đó, các thiết bị phát sáng như con trỏ laser, đèn nhấp nháy cũng hoàn toàn bị cấm bởi khi sử dụng, nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các đối thủ cạnh tranh.
Xe đạp và ván trượt
Mặc dù có tới 7.000 chỗ đỗ xe đạp ở cách khu vực diễn ra Thế vận hội chỉ 15 phút đi bộ nhưng xe đạp, kể cả xe đạp gập, cũng không được phép có mặt tại Olympics London 2012.
Theo lý giải của ban tổ chức thì ván trượt, giày trượt, xe đạp gấp sẽ gây khó chịu cho người khác ở trong tàu điện ngầm hay ở các địa điểm thi đấu.
Bộ đàm, dụng cụ gây nhiễu âm, máy quét tần số
Đây là những thiết bị có thể được sử dụng để chặn thông tin liên lạc của lực lượng an ninh. Do đó, theo ban tổ chức, việc cấm cửa những thiết bị này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho Thế vận hội khỏi những tay khủng bố.
Bóng, vợt, đĩa nhựa và những vật có thể ném xa
Lịch sử các kỳ Thế vận hội cũng như các giải đấu thể thao lớn nhỏ khác trên thế giới cho thấy, các vận động viên có thể quá khích và dẫn đến những hành động không thể kiểm soát như ném các vật dụng xuống sân thi đấu.
Vì vậy, ban tổ chức quyết nói không với những vật có thể ném xa hoặc có thể bắn trong khu vực thi đấu và khán đài.Theo Datviet-M