Những người "trực chiến" cứu lúa hè thu

(Baonghean) - Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, trên đồng đất Hưng Nguyên, người dân bắt gặp hình ảnh những cán bộ cùng bám đồng, lội ruộng làm nhiệm vụ điều tiết nước cho những thửa mạ đang khô cháy, cố gắng đến mức cao nhất để nông dân có mạ gieo cấy vụ hè thu.

Khoác vội trên vai chiếc áo lao động còn mướt mồ hồi, Bí thư xóm Đồng, xã Hưng Thắng, ông Phan Anh Túc hướng ra cánh đồng, hồ hởi: “Thế là sáng nay đồng Chăm thêm 2 ha mạ nữa được tưới nước, không phụ công anh em chúng tôi trực bơm từ hôm qua đến giờ”. Đã hơn 10 ngày nay ông Túc và các đồng chí trong BCH Chi bộ xóm Đồng chia nhau túc trực tại các trạm bơm để mong có được nguồn nước chống hạn cho những thửa mạ đang héo rũ. Họ cùng lăn lộn với bà con trên đồng để điều tiết nước, ưu tiên phân chia nguồn nước cho những thửa mạ xa nguồn, thiếu nước và có nguy cơ chết cháy. Chị Trần Thị Vân, xóm Đồng cho biết: “Những lúc như thế này mới thấy trách nhiệm cán bộ, mạ nhà họ có thể thiếu nước nhưng khi có nước họ sẵn sàng cho các hộ khác tưới trước…”. 

Để có nước cho mạ, đội trực bơm dã chiến xóm Đồng đã phải “chạy nước” từ Trạm bơm kênh 9B từ Hưng Mỹ, ở trạm bơm này nguồn nước cũng không ổn định do nước đầu nguồn từ Ba ra Nam Đàn đã cạn, nên Trạm bơm Hưng Mỹ nơi cấp nước cho toàn bộ vùng Hưng Thắng, Hưng Mỹ, Hưng Xuân chỉ đạt công suất  2.000 – 3.000 m3/h, trong khi để đảm bảo đủ nước cho toàn vùng cần tới máy bơm công suất 15 - 17.000m3/h. Vì thế, để có nước, cấp ủy, ban cán sự xóm Đồng đã phải trực đến thời điểm thủy triều trên sông Hoàng Cần lên thì lập tức ngăn dòng giữ nước ngay, vì sau thời điểm đó nước lại phải chuyển sang cho xứ đồng khác. Việc trực nước rất gian nan, thực tế có nhiều hộ vùng thấp nước không vào kịp đã cố tranh giành phần  bơm về mình, nhưng nếu họ nhận nước trước thì những hộ khác không có nước kịp thời. 
Nhân dân xã Hưng Thắng (Hưng Nguyên) xuống đồng nỗ lực chống hạn cứu mạ hè thu.
Nhân dân xã Hưng Thắng (Hưng Nguyên) xuống đồng nỗ lực chống hạn cứu mạ hè thu.
Xóm Ao có 44 ha hai lúa trên xứ đồng Chăm cũng đang cạn khô nước, nhiều thửa mạ đã cháy 2/3, Xóm trưởng xóm Ao, xã Hưng Thắng, ông Trần Văn Kiều cũng túc trực thường xuyên trên cánh đồng Chăm chia sẻ: “Không biết nước về lúc nào và lưu lượng bao nhiêu nên anh em chúng tôi cứ trực cả đây, có nước là tập trung khơi rãnh để nước vào ruộng mạ ngay, và cũng thỏa thuận với bà con, hộ nào mới được tưới thì để dành cho hộ khác”.  Đến thời điểm 2/6, có 5 ha mạ của xã Hưng Thắng đang có nguy cơ chết cháy, vì thế cần gấp những nguồn nước cục bộ từ ao đầm cá của dân. Trước tình thế nước về nhỏ giọt, những nơi có nước cũng không đủ giữ ẩm cho mạ, nhiều nơi xa nguồn thì nước không thể về đến nơi, nên đến chiều 2/6, Bí thư xóm Đồng (Hưng Thắng) Phan Anh Túc đã quyết định hy sinh ao cá hơn 1 ha sắp đến kỳ đánh bắt, cấp nước cho những hộ có nguy cơ cháy mạ. 
Xã Hưng Thắng hiện có 666 hộ tham gia sản xuất lúa hè thu với 253 ha đất hai lúa trên 2 xứ đồng là đồng Chăm và đồng Lên. Do tình hình hạn hán, đến nay hầu hết các hộ dân ở đây không thể chủ động được nguồn nước tưới cho mạ hè thu. Trước tình hình đó cấp ủy, chính quyền xã đã cắt cử cùng nhau bám ruộng chủ động nguồn nước tưới cho bà con. Ông Phan Quang Mạo, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hưng Thắng cho biết: “Trước nguy cơ mạ bị chết cháy, chúng tôi đã tổ chức họp bất thường, thành lập ban chống hạn yêu cầu các đồng chí trong cấp ủy bám sát các đội sản xuất để kiểm đếm số diện tích mạ có khả năng bị chết cháy.
Bên cạnh đó, các đồng chí trong đảng ủy cũng quán triệt các đồng chí bí thư chi bộ của các xóm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo ban cán sự xóm mình, bám đồng, trực máy bơm để có nước lúc nào là phân bổ cho những thửa ruộng cần nước ngay lúc đó. Tránh tình trạng để người dân tranh nhau nguồn nước gây mất đoàn kết và lãng phí nguồn nước”. Là người nhận nhiệm vụ chính trong việc phối hợp với cán bộ phòng Nông nghiệp và cán bộ xí nghiệp thủy lợi, ông Phan Văn Hiền, Trưởng ban Nông nghiệp xã Hưng Thắng cho biết: “Nhận định tình hình nắng nóng sẽ đạt mức đỉnh điểm kể từ năm 1971 đến nay nên chúng tôi đã cùng phối hợp với xã Hưng Xuân điều tiết nước cho dân, nguồn nước từ sông Hoàng Cần qua Trạm bơm 9B vẫn còn có thể cấp cho một vài xã lân cận, trong đó có Hưng Thắng, nên nếu phối hợp điều tiết nước thì sẽ loại trừ được nguy cơ cháy mạ”.
Để điều tiết nước cho tất cả các xã vùng trong vùng giữa và vùng ngoài, cán bộ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên đã ngày đêm bám trụ trên đồng ruộng chỉ đạo ngăn dòng giữ nước. Ông Hoàng Đức Ân, Phó Phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Bây giờ không chỉ có những xã vùng ngoài mới bức thiết về nguồn nước mà những xã vùng giữa, vùng trên đều thiếu nước, tuy nhiên cũng có một vài nơi như kênh thấp Hưng Xuân còn có nước nên chúng tôi phải “trực chiến” để điều tiết cho các xã lân cận”. Không chỉ làm nhiệm vụ điều tiết nước từ kênh thấp Hưng Xuân mà còn phải điều tiết nước từ các trạm bơm dã chiến từ sông Rum để lấy nước cho vùng ngoài các xã Hưng Lợi, Hưng Châu, Hưng Phúc. Suốt 10 ngày nắng nóng cán bộ phòng nông nghiệp đội mũ cối, xắn quần, chân lấm tay bùn cùng cán bộ Xí nghiệp Thủy lợi Hưng Nguyên kiểm tra nguồn nước. Một mặt trữ nước từ Trạm bơm Hưng Châu cho Hưng Lợi, Hưng Phúc, kịp thời cứu mạ cho vùng ngoài. Mặt nữa, điều tiết nước cục bộ cho các xã  Hưng Châu, Hưng Nhân…
Quá trình điều tiết nước tại xã Hưng Châu việc phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương với cán bộ xí nghiệp thủy nông đã đem lại hiệu quả tích cực. Ông Nguyễn Ngọc Quyền,  Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã Hưng Châu cho biết: “Hơn 10 ngày nay chúng tôi hầu như ăn ngủ tại ruộng để chỉ đạo nhân dân tưới nước cho mạ, tiết kiệm và trữ nước cho diện tích đã được gieo cấy”. Ông Quyền còn cho biết, tất cả các bí thư xóm trưởng đều trực chiến trên đồng, họ là người “nhạc trưởng” phân nguồn nước cho các thửa ruộng khô hạn. Thế nhưng, để có nước thì cán bộ Xí nghiệp Thủy lợi Hưng Nguyên mới là những người vất vả nhất.
Theo tìm hiểu, khi mực nước tại Trạm bơm Hưng Châu đã chạm ngưỡng mực nước chết, Xí nghiệp Thủy lợi Hưng Nguyên đã đề xuất tăng cường 3 máy bơm dã chiến trên sông Rum để tăng cường nguồn nước cục bộ cho 4 xã vùng ngoài. Vì nguồn nước ở đây thường xuyên bị nhiễm mặn nên cán bộ thủy lợi phải trực bơm để kiểm tra độ mặn sau mỗi giờ bơm. Ngoài ra lượng nước phụ thuộc vào thủy triều nên hầu như đêm nào cán bộ thủy lợi cũng phải trực đến sáng, vì đó là giờ “được nước”, độ mặn thưa. Ông Phạm Thế Linh, Trạm trưởng Trạm bơm chuyền Hưng Châu cho biết: “Nếu tình hình tiếp tục căng thẳng như thế nữa chúng tôi sẽ kiến nghị Công ty TNHH Thủy nông Nam lắp thêm 1 máy bơm, bơm nước từ sông Rum vào bể xả Trạm bơm Hưng Châu, để đạt công suất 3000 m3/h, phục vụ kịp thời cho gần 500 ha lúa của 3 xã: Hưng Châu, Hưng Lợi, Hưng Phúc”.
Với sự nỗ lực của những cán bộ, đảng viên ngày đêm bám ruộng, bám đồng tìm mọi cách để đưa nguồn nước về cho những thửa ruộng khát nước. Tất cả đang nỗ lực hỗ trợ cho bà con nông dân về vụ sản xuất trong thời điểm khó khăn… 
Thanh Nga

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.