Những phụ nữ băng rừng mót phế liệu trên đỉnh Pù Phen

(Baonghean.vn) - Trên địa đạo vàng ở đỉnh Pù Phen thuộc huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An), có những người dân trong khu vực vẫn thường qua lại để làm một việc rất đặc biệt, đó là nhặt những vật dụng do vàng tặc bỏ lại để gùi xuống núi mang bán.
Đỉnh Pù Phen nằm ở độ cao gần 1.000m, nằm giáp ranh giữa 3 xã Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh của huyện Tương Dương. Pù Phen từ lâu nổi tiếng là một trong những “rốn vàng” của khu vực này.

Đỉnh Pù Phen nằm ở độ cao gần 1.000m, nằm giáp ranh giữa 3 xã Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh của huyện Tương Dương. Pù Phen từ lâu nổi tiếng là một trong những “rốn vàng” của khu vực này.

Từ nhiều năm trước, phu vàng khắp nơi kéo lên đây lập lán trại để khai thác. Khi họ rời đi hoặc bị nhà chức trách đẩy đuổi đã để lại những đống đổ nát, máy móc, dụng cụ làm việc. Có nhiều vật dụng nằm ngổn ngang nhưng cũng có nhiều thiết bị bị cơ quan chức năng đập phá, chôn vùi dưới lòng đất khi tiến hành truy quét. Những thứ này bây giờ được người dân bản địa nhặt về đem bán.
Từ nhiều năm trước, phu vàng khắp nơi kéo lên đây lập lán trại để khai thác. Khi họ rời đi hoặc bị nhà chức trách đẩy đuổi đã để lại những đống đổ nát, máy móc, dụng cụ làm việc. Có nhiều vật dụng nằm ngổn ngang nhưng cũng có nhiều thiết bị bị cơ quan chức năng đập phá, chôn vùi dưới lòng đất khi tiến hành truy quét. Những thứ này bây giờ được người dân bản địa nhặt về đem bán.
Để lên với Pù Phen phải mất hơn 2 giờ đồng hồ leo núi. Trong ảnh, 2 người phụ nữ bản địa hồ hởi khi nhặt được một vật bằng sắt khá lớn từ lán trại cũ của phu vàng trái phép.
Để lên với Pù Phen phải mất hơn 2 giờ đồng hồ leo núi. Trong ảnh, 2 người phụ nữ bản địa hồ hởi khi nhặt được một vật bằng sắt khá lớn từ lán trại cũ của phu vàng trái phép.
Nhiều đồ dùng và vật dụng đã bị bỏ lại tại đỉnh Pù Phen trong đó có sắt thép. Trong quá trình hoạt động lén lút, nhiều vật dụng, thiết bị bằng sắt thép cũng được các phu vàng chôn vùi dưới lòng đất hoặc giấu trong các lùm cây lớn hòng tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi bị đẩy đuổi, các phu vàng không kịp mang theo những thứ này.
Nhiều đồ dùng và vật dụng đã bị bỏ lại tại đỉnh Pù Phen trong đó có sắt thép. Trong quá trình hoạt động lén lút, nhiều vật dụng, thiết bị bằng sắt thép cũng được các phu vàng chôn vùi dưới lòng đất hoặc giấu trong các lùm cây lớn hòng tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi bị đẩy đuổi, các phu vàng không kịp mang theo những thứ này. 
Một số đồ sắt cồng kềnh, buộc những người mót sắt phải mất hàng giờ đồng hồ để cưa ra và mang về nhà đem bán. Chị V. T. H trú tại bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh cho biết, trong hơn 2 năm trở lại đây, vào mùa nông nhàn, chị và một số người trong bản vẫn lên đây mót sắt về bán. Có nhiều lần bị ngã do đường dốc, đường trơn.
Một số đồ sắt cồng kềnh, buộc những người mót sắt phải mất hàng giờ đồng hồ để cưa ra và mang về nhà đem bán. Chị V. T. H trú tại bản Pa Tý, xã Yên Tĩnh cho biết, trong hơn 2 năm trở lại đây, vào mùa nông nhàn, chị và một số người trong bản vẫn lên đây mót sắt về bán. Có nhiều lần bị ngã do đường dốc, đường trơn.
“Bình thường, mỗi người có thể gùi được 50 đến 70 kg. Tuy nhiên, do đường đi lại hết sức khó khăn nên chúng tôi chỉ có thể gùi được khoảng 30 đến 40kg”, chị H cho biết thêm. Hiện nay, giá sắt vụn trên địa bàn là 65.000 đồng/yến.
“Bình thường, mỗi người có thể gùi được 50 đến 70 kg. Tuy nhiên, do đường đi lại hết sức khó khăn nên chúng tôi chỉ có thể gùi được khoảng 30 đến 40kg”, chị H cho biết thêm. Hiện nay, giá sắt vụn trên địa bàn là 65.000 đồng/yến.
Tuy nhiên, công việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không chỉ có địa hình hiểm trở, việc những hố vàng sâu hàng chục, hàng trăm mét do các tổ khai thác vàng trái phép bỏ lại trên núi cũng là một trong những ẩn họa hết sức nguy hiểm cho người mót sắt nơi đây.

Tuy nhiên, công việc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không chỉ có địa hình hiểm trở, việc những hố vàng sâu hàng chục, hàng trăm mét do các tổ khai thác vàng trái phép bỏ lại trên núi cũng là một trong những ẩn họa hết sức nguy hiểm cho người mót sắt nơi đây.

Có nhiều vật dụng bỏ lại lớn quá, không thể cho vào gùi. Họ đành phải buộc dây, cõng trực tiếp trên lưng.
Có nhiều vật dụng bỏ lại lớn quá, không thể cho vào gùi. Họ đành phải buộc dây, cõng trực tiếp trên lưng. 
"Nếu gùi nhẹ thì chỉ có khoảng 2 giờ đồng hồ, nhưng có hôm gùi nặng nên mất hơn 3 đến 4 giờ mới có thể về được đến nhà" - một phụ nữ mót sắt cho biết.
"Nếu gùi nhẹ thì chỉ có khoảng 2 giờ đồng hồ, nhưng có hôm gùi nặng nên mất hơn 3 đến 4 giờ mới có thể về được đến nhà" - một phụ nữ mót sắt cho biết.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.