Những thành quả trong công tác bảo vệ, phát triển rừng ở Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống
(Baonghean) - Trong 20 năm qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã có một chặng đường phát triển với những dấu ấn quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các giá trị tài nguyên rừng.
Tuần tra bảo vệ ở Khu BTTN Pù Huống. Ảnh: VT |
Nỗ lực bảo vệ phát triển các giá trị tài nguyên rừng
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống được thành lập ngày 25/01/2002. Giai đoạn từ năm 2002 đến 2008, BQL Khu BTTN Pù Huống là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An. Từ năm 2008 đến năm 2020, BQL Khu BTTN Pù Huống là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An. Ngày 12/11/2020, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 4042 QĐ/UB về việc sáp nhập Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Hợp vào Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Trong 20 năm qua, BQL Khu BTTN Pù Huống đã thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có công tác quản lý bảo vệ rừng. BQL đã tổ chức được 1.690 lượt tuyên truyền pháp luật, tổ chức 70 cuộc hội nghị vùng đệm bàn về công tác quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng 75 mốc ranh giới, 9 bảng chỉ dẫn, 15 bảng tuyên truyền.
Rừng Pù Huống còn nhiều cây to quý hiếm. Ảnh: VT. |
Thông qua việc tuần tra, kiểm tra rừng và nhận tin báo tố giác của quần chúng nhân dân, Hạt Kiểm lâm Pù Huống đã phát hiện và xử lý 858 vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển lâm sản và phá rừng làm rẫy trái phép, tịch thu hơn 2.570 m3 gỗ các loại, hơn 23 tấn than củi, 6 cá thể và 86 kg động vật rừng và nhiều dụng cụ, máy móc. Xử phạt vi phạm hành chính và bán lâm sản tịch thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 9,8 tỷ đồng, khởi tố hình sự 3 vụ gồm 5 đối tượng. Những năm qua, Khu BTTN Pù Huống còn thực hiện tốt công tác PCCCR, trong 20 năm vừa qua không có cháy rừng xảy ra trong Khu bảo tồn.
BQL Khu BTTN Pù Huống cũng đã tự thực hiện và hợp tác với các đơn vị, các tổ chức khác như cơ quan Trung tâm Tài nguyên - Môi trường lâm nghiệp (FREC) - Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI), Khoa Sinh - Trường Đại học Vinh, Viện Dược liệu Việt Nam, Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE)… các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc tế để thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, thu thập mẫu tiêu bản động thực vật để phục vụ nghiên cứu. Đồng thời, phối hợp và triển khai thực hiện các chương trình dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương, nhằm mục đích góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững gắn với mục tiêu quản lý bảo vệ rừng.
Tại BQL Khu BTTN Pù Huống còn một số loài voọc quý. Ảnh: VT. |
Trong 20 năm qua, BQL Khu BTTN Pù Huống đã tổ chức giao khoán 114.227 lượt ha rừng cho người dân vùng đệm, tổng kinh phí chi trả hỗ trợ cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng hơn 29,74 tỷ đồng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg được 2.329 ha, với tổng kinh phí hỗ trợ 5,34 tỷ đồng.
Với những nỗ lực không mệt mỏi đó, tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại BQL Khu BTTN Pù Huống đã vinh dự được Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Kiểm lâm, Tổng Liên đoàn Viên chức Việt Nam, UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, Huyện ủy Quỳ Hợp, Huyện đoàn Quỳ Hợp tặng nhiều Bằng khen và Giấy khen cho các tập thể và cá nhân.
Tiếp tục phát huy các giá trị từ rừng
Chia sẻ về nhiệm vụ trong thời gian tới, lãnh đạo BQL Khu BTTN Pù Huống cho biết sẽ tiếp tục củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ mạnh cả về chất và lượng, xây dựng các trạm QLBVR hoạt động hiệu quả, phát huy tuần tra, kiểm tra, quản lý bảo vệ rừng tại gốc, bảo vệ nguyên vẹn 40.223,55 ha đặc dụng, 6.080,9 ha rừng phòng hộ, phát triển tốt 207,813 ha rừng sản xuất được giao. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc theo dõi diễn biến rừng, tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng.
Kêu gọi, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư vào thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, thực hiện khoán bảo vệ những khu rừng giáp ranh giới vùng đệm và không trọng yếu. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; đào tạo, đào tạo lại, quy hoạch hợp lý, trẻ hóa đội ngũ, tăng cường cán bộ là người địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và từng bước khai thác dịch vụ du lịch trong lâm phần được giao quản lý.
Các nhà khoa học quốc tế thường xuyên về BQL Khu BTTN Pù Huống để nghiên cứu khoa học. Ảnh: VT |
Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học khai thác sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại, ứng dụng vào thực tiễn công việc. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án được phê duyệt; Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế; Phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học để thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng để bảo tồn và phát triển hệ sinh thái, phát triển nguồn gen các loài động thực vật có giá trị để chống lại suy thoái loài, giá trị về dược liệu.
Đẩy nhanh tiến độ trình duyệt, thực hiện dự án Giáo dục môi trường và các chương trình, dự án khác; nâng cao chất lượng hiệu quả các chương trình, dự án. Hợp tác đầu tư, khai thác nguồn vốn từ các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ kinh phí triển khai các chương trình, hoạt động giáo dục môi trường, từng bước phát triển du lịch sinh thái. Xây dựng, phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thực sự xứng đáng là một trong những vùng lõi quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An.
BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống hôm nay đã khang trang hơn, bề thế hơn. Trong số những cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ Kiểm lâm gắn bó từ thời điểm đầu thành lập, giờ có những người đã trưởng thành hơn, giữ một số chức vụ quan trọng trong hệ thống ngành Lâm nghiệp cũng như các ngành khác ở tỉnh nhà. Chúng ta luôn ghi nhớ và biết ơn những thế hệ đi trước, những người đã có công xây dựng và củng cố phát triển Khu BTTN Pù Huống để có được như ngày hôm nay.
Công tác quản lý bảo vệ rừng ở BQL khu BTTN Pù Huống luôn được chú trọng. Ảnh: VT |
Kỷ niệm 20 năm thành lập BQL Khu BTTN Pù Huống cũng là dịp để chúng ta ôn lại những kỷ niệm đẹp của một thời vất vả, xây dựng và QLBVR, củng cố và phát triển đơn vị. Cũng là dịp để tri ân những cơ quan, đơn vị, cá nhân đã chia sẻ, giúp đỡ Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR, bảo tồn đa dạng sinh học và thừa hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản…
Để đạt được thành tích trong 20 năm qua trên tất cả các lĩnh vực đã khẳng định tinh thần trách nhiệm của tập thể BQL Khu BTTN Pù Huống qua các thời kỳ, sự quyết tâm và nỗ lực cao độ, sự đồng sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, sự hỗ trợ, quan tâm, hợp tác của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà khoa học là tạo động lực và niềm tin để BQL Khu bảo tồn đạt được thành quả và phát huy sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị từ rừng.
Tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên chức BQL Khu BTTN Pù Huống nguyện phát huy dân chủ, đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, phấn đấu hơn nữa để xây dựng Khu BTTN Pù Huống phát triển ngang tầm với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước.
(Baonghean.vn) -Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2019, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Yên Thành đang tiếp tục phấn đấu đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. (Baonghean.vn) - Hưởng ứng phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, thời gian qua, đồng bào công giáo huyện Nghĩa Đàn đã đoàn kết phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa mới. (Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định công nhận huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.Yên Thành đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới nâng cao
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới ở đồng bào vùng giáo Nghĩa Đàn
Huyện Nghi Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
(Baonghean.vn) - Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có tổng diện tích hơn 92.009,8ha, trong đó diện tích của vùng lõi đặc dụng là 40.127,7 ha. Pù Huống nằm trên địa giới hành chính của 12 xã thuộc 5 huyện là: Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Con Cuông và Tương Dương. Trong đó 2 xã Nga My và Xiêng My chiếm diện tích nhiều nhất với hơn 15.000ha. Chúng tôi đã thực hiện cuộc hành trình vào vùng lõi Pù Huống để được trải nghiệm về những điều mắt thấy tai nghe. (Baonghean) - Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống được giao quản lý 40.223,6ha rừng đặc dụng, là 1 trong 3 vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An có giá trị sinh học cao với thành phần động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Hàng năm, BQL khu BTTN Pù Huống luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của UBND tỉnh, của ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An nên công tác điều tra được triển khai thường xuyên.Pù Huống và những bí ẩn
Giải pháp bảo tồn, phát triển các loài thực vật quý hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống