Niềm vui đổi đời của hộ nghèo vùng cao

(Baonghean) - Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An đã tập trung nguồn vốn vay thực hiện các chương trình tín dụng ở 3 huyện nghèo: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Nhờ vậy, sau hơn 4 năm, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

“Cần câu” cho người nghèo

Gia đình ông Vy Văn Dũng ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn là một điển hình trong việc sử dụng vốn vay xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Gia đình ông Dũng có 6 nhân khẩu, 4 lao động, cũng như nhiều gia đình khác ở xã Tà Cạ, trước đây kinh tế gia đình chủ yếu phát nương làm rẫy, hàng năm thiếu đói vì cuộc sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đặc biệt không có vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2003, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK &VV) ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, gia đình được bình xét vay 15 triệu đồng vốn hộ nghèo. Tính toán, cân nhắc mãi, vợ chồng ông quyết định mua 4 con bò để chăn nuôi sinh sản và lấy phân bón ruộng. Được cán bộ Khuyến nông hướng dẫn gia đình làm chuồng nuôi nhốt và tận dụng đất đồi để trồng cỏ, 1 năm sau đàn bò sinh sản thành 6 con. Năm 2009, xét thấy quá trình sử dụng vốn đã vay có hiệu quả cộng với việc chấp hành tốt hợp đồng tín dụng, Ngân hàng CSXH tiếp tục cho gia đình ông vay tiếp 20 triệu đồng đầu tư nuôi gà và lợn đen.

Được sự động viên giúp đỡ của Ban Khuyến nông - Khuyến lâm và Hội Nông dân xã, gia đình đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi 100 con gà, 6 con lợn thịt và 1 con lợn sinh sản. Bằng sự quyết tâm học hỏi kinh nghiệm và áp dụng khoa học vào chăn nuôi, đến nay từ 4 con bò ban đầu đã tăng lên thành đàn bò 16 con; trong chuồng luôn có hơn 200 con gà và 10 đến 15 con lợn, 2 sào rau xanh. Chưa tính nguồn thu từ bò hàng năm, gia đình có thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng. Ông Vy Văn Dũng với vẻ mặt rạng ngời nói: “Dù chưa thật khá giả nhưng gia đình tui đã làm được nhà kiên cố, mua sắm được những vật dụng cơ bản và có một khoản tích lũy nhỏ để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi. Có được như hôm nay là sự cố gắng của cả gia đình, nhưng chúng tôi luôn luôn biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước đã tạo ra một cơ chế tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách, đặc biệt là đối với bà con vùng sâu, vùng xa như chúng tôi”.

Niềm vui đổi đời của hộ nghèo vùng cao ảnh 1

Được vay vốn, bà con bản Quang Phúc - xã Tam Đình (Tương Dương) phát triển nghề đan lát truyền thống.                                                      Ảnh: May Huyền.

Ở huyện nghèo Quế Phong, gia đình chị Lữ Thị Liên ở bản Đỗ, xã Châu Kim được Ngân hàng CSXH Quế Phong cho vay 5 triệu đồng vốn vay dành cho hộ nghèo với nhiều ưu đãi về lãi suất của vùng 30a. “Vay được vốn là tôi mua 4 con lợn nái sinh sản về chăn nuôi. Đàn lợn phát triển tốt, hàng năm bán lợn giống cũng có đồng ra đồng vào. Gần đây, gia đình bán lợn giống chuyển qua nuôi lợn thịt. Với 4 con lợn thịt, 3 tháng xuất chuồng một lần, lợi nhuận chưa phải là nhiều nhưng gia đình cũng đã có đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống. Tiền tích cóp từ bán lợn và vay mượn thêm Ngân hàng CSXH 8 triệu đồng, gia đình chị Liên đã mua thêm được trâu vừa làm sức kéo, vừa sinh sản. Nhờ đó, ngôi nhà tranh tre trước đây đã được thay thế bằng ngôi nhà gỗ, dù chưa phải là khang trang nhưng cũng đủ che chở cho 4 nhân khẩu trong gia đình chị ấm áp trước sự khắc nghiệt của thời tiết vùng biên.

Cũng tại Quế Phong, hộ ông Vi Văn Vân ở bản Đan 2, xã Tiền Phong nhờ vay vốn của Ngân hàng CSXH không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Nhớ lại thời kỳ nghèo khó, ông Vân trầm ngâm: “Trước đây tôi chạy xe ôm, thu nhập hôm có hôm không. Lương thực chỉ phụ thuộc vào mấy sào lúa nước. Cuộc sống cả nhà 6 người hết sức bấp bênh. Làm chỉ đủ ăn là may”. Cuộc sống của cả nhà ông Vân chỉ thực sự đổi đời sau khi được vay 25 triệu đồng dành cho “hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn” của Ngân hàng CSXH huyện thông qua Tổ TK &VV của Hội Nông dân xã. Qua tìm hiểu học hỏi kiến thức chăn nuôi từ bạn bè và người thân, tham quan các mô hình kinh tế, ông quyết tâm khởi nghiệp từ chăn nuôi vịt bầu Quỳ và đào ao thả cá. Cuối năm 2012 vừa qua, tiền bán cá được 12 triệu đồng đã giúp gia đình có cái Tết sung túc nhất từ trước đến nay. Khi hỏi chuyện về nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, ông Vân cứ tấm tắc: “Đó là cái ơn của Đảng và Nhà nước dành cho những hộ nghèo vùng cao như chúng tôi. Nếu không có “cần câu cơm” đó thì không biết bao giờ bà con dân tộc vùng cao mới thoát cảnh đói, nghèo, chứ chưa dám mơ đến làm giàu, cho con cái học hành đầy đủ, đàng hoàng”. Nhờ những kết quả ấn tượng trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả, ông Vân được Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong bình chọn là 1 trong 14 cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay của ngân hàng. Vừa qua, ông còn được Hội Nông dân và các ban, ngành xã mời chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất cho bà con học và làm theo.

Góp phần Giảm nghèo nhanh, bền vững

Trong 10 năm qua, chương trình tín dụng hộ nghèo của Ngân hàng CSXH chi nhánh Nghệ An tăng trưởng nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt dư nợ cho vay hộ nghèo theo tại 3 huyện nghèo (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong) từ 2009 - 2012 đạt 107,8 tỷ đồng với 21.576 hộ nghèo được hỗ trợ. Đánh giá về chương trình cho vay vốn dành cho hộ nghèo ở các huyện 30a, ông Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc Ngân hàng CSXH Quế Phong cho biết: Hiện nay, đối với các huyện 30a, nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH luôn đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của nhân dân. Nhìn chung, vốn vay từ Ngân hàng CSXH góp phần giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh, hiệu quả, bền vững. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Quế Phong chỉ còn hơn 44%”.

Còn tại huyện Kỳ Sơn, chương trình tín dụng ưu đãi cho vay đối với người nghèo đã tạo ra biến chuyển rõ rệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương này. Toàn huyện có 3.813 hộ nghèo được vay vốn thoát nghèo; Các hộ vay đã đầu tư mua hơn 40 ngàn con trâu, bò, tạo ra hơn 40 ngàn việc làm cho nhân dân lao động; số lao động được vay vốn đi XKLĐ ở nước ngoài 519 người… Đánh giá về hiệu quả vốn vay của Ngân hàng CSXH đối với địa phương, ông Bùi Trầm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH thực sự là đòn bẩy hỗ trợ nhân dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo ra nhiều của cải vật chất hàng hoá, đảm bảo ổn định xã hội, an ninh trật tự ngày càng được củng cố, hạn chế các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm khoảng 3% mỗi năm; hàng ngàn lao động được vay vốn nên có việc làm ổn định…”.

Sau 10 năm hoạt động, Ngân hàng CSXH tỉnh Nghệ An đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Chính phủ giao trong việc triển khai thành công các chương trình tín dụng ưu đãi, Đặc biệt tại các huyện đặc biệt khó khăn thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ thông qua các chương trình cho vay, Ngân hàng CSXH đã thực sự góp phần đắc lực, là “bà đỡ” về nguồn vốn cho các địa phương thực hiện mục tiêu xoá nghèo nhanh, bền vững.

Minh Thư – Thành Duy

Tin mới

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

Phải chăng Ukraine bắt đầu 'đếm ngược' đến ngày thất bại trước Nga?

(Baonghean.vn) - Dù tuyên bố sẵn sàng phản công, song Tổng thống Ukraine Zelensky vẫn phải thừa nhận rằng, Lực lượng Vũ trang Ukraine chắc chắn sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề. Trong khi đó, các chuyên gia quân sự giờ đây tin chắc rằng, cuộc phản công của Ukraine chẳng khác nào một cuộc tự sát.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/6

(Baonghean.vn) - Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung tiếp xúc cử tri huyện Nam Đàn; Những hình ảnh xua tan áp lực mùa thi; Người dân Nghi Lộc bức xúc vì trại gà gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư... là những thông tin chính trong ngày.
Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

Đọc truyện đêm khuya: Quân khu Nam Đồng - Phần XIV: Giang Cận 1,2,3

(Baonghean.vn) - Giang Cận - từ một Bí thư Chi đoàn, cán bộ lớp học giỏi, luôn bài xích chuyện đánh nhau của các bạn, vô tình rơi vào trường hợp bất khả kháng, buộc phải nói chuyện với nhau bằng nắm đấm, không ngờ biến một con người ngoan hiền, chuẩn mực bỗng trở thành bị cảm hóa ngược.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Đồng chí Nguyễn Văn Đệ yêu cầu các địa phương, các sở, ban, ngành cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đầu tư, cho thuê đất, đánh giá tác động môi trường... để hoạt động khai thác khoáng sản đạt hiệu quả cao nhất.
Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

Đội tuyển Quế Phong sẽ nỗ lực để lại nhiều ấn tượng ở Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An năm 2023

(Baonghean.vn) - Chỉ còn vài ngày nữa là khai mạc Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ 25 năm 2023, hai đội bóng Thiếu niên và Nhi đồng Quế Phong chủ yếu chia đội tổ chức thi đấu giao hữu để tăng tính cọ xát, bản lĩnh trong thi đấu cho các cầu thủ.
Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ XXV - năm 2023: Nhi đồng Con Cuông nỗ lực vượt qua vòng bảng

(Baonghean.vn) - Với mục tiêu vượt qua vòng bảng, Đội Nhi đồng Con Cuông đang nỗ lực tập luyện thể lực, kỹ thuật và chiến thuật để vượt qua đối thủ trong mỗi trận đấu. Sự nỗ lực và quyết tâm của các cầu thủ luôn nhận được sự ủng hộ của Ban huấn luyện, lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh.
Bài học đắt giá cho thói côn đồ

Bài học đắt giá cho thói côn đồ

(Baonghean.vn) - Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ mà Hoàng vội chạy về nhà vác súng đến quán ăn đêm để “nói chuyện” với bạn và 3 phát súng vang lên chát chúa đã khiến 2 người bị thương. Hành vi phạm tội giết người của Hoàng để lại bài học đắt giá về thói côn đồ của một bộ phận người trẻ.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao SLNA: Các cầu thủ xuất sắc đều xuất phát từ Giải Bóng đá TN-NĐ Cúp Báo Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng Giải Bóng đá Thiếu niên - Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An qua nhiều năm, ông Nguyễn Đình Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thể thao Sông Lam Nghệ An khẳng định đây là giải bóng trẻ chuyên nghiệp, cung cấp cho Sông Lam Nghệ An nhiều cầu thủ trẻ tài năng.
Ngày hè của trẻ em vùng cao

Ngày hè của trẻ em vùng cao

(Baonghean.vn) - Với trẻ em miền núi, trong những ngày hè các em dành phần lớn thời gian, phụ giúp bố mẹ công việc gia đình. Ngoài trông em để cha mẹ lên nương rẫy, các em còn lên nương lấy củi, nấu ăn, thêu thùa... và không quên giải trí bằng các trò chơi dân gian.
UBND xã Thanh Mai kiến nghị huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho chủ nhân công trình 'khủng' trái phép

UBND xã Thanh Mai kiến nghị huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho chủ nhân công trình 'khủng' trái phép

(Baonghean.vn) - UBND xã Thanh Mai vừa có tờ trình kiến nghị UBND huyện Thanh Chương thu hồi đất lâm nghiệp đã giao cho ông Cao Trọng Hồng (trú tại phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa) vì “thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng đất cũng như quản lý và bảo vệ rừng đã được giao”.
3 điều cấm kỵ khi ăn cá

3 điều cấm kỵ khi ăn cá

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, tuy nhiên bạn nhất định không được mắc 3 điều cấm kỵ khi ăn cá dưới đây.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.