Nồi đất trù sơn
(Baonghean.vn) - Từ lâu, người dân Trù Sơn (Đô Lương) đã nức tiếng xa gần với tay nghề làm nồi đất. Điều đặc biệt là những chiếc nồi đất mang đậm dấu ấn hồn quê, dân tộc đều do bàn tay khéo léo của phụ nữ làng Trù tạo ra. Hiệntại, Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đang lưu giữ hơn 500 hiện vật bằng đất nungxuất phát từ làng quêbình dị này…
(Baonghean.vn) - Từ lâu, người dân Trù Sơn (Đô Lương) đã nức tiếng xa gần với tay nghề làm nồi đất. Điều đặc biệt là những chiếc nồi đất mang đậm dấu ấn hồn quê, dân tộc đều do bàn tay khéo léo của phụ nữ làng Trù tạo ra. Hiệntại, Bảo tàng dân tộc học Việt
Chuyện gái làng nồi….
Gái làng nồi “ngực bên đầy bên lép” - câu đùa hóm hỉnh lưu truyền trong dân gian từ xa xưa đã phần nào phản ánh thực tế những sản phẩm bằng đất nung nơi đây chủ yếu được tạo ra từ bàn tay khéo léo của phụ nữ làng Trù. Con gái làng Trù sinh ra đã biết làm nồi đất, lớn lên học hỏi người lớn rồi trở thành thợ thực thụ khi tuổi đời còn mười tám, đôi mươi. Hàng chục năm miệt mài nhào nặn nồi đất khiến bộ ngực đầy đặn trở nên “bên đầy, bên lép” là nghĩa làm vậy. Gắn bó với nghề làm nồi đất từnăm 6, 7 tuổi, đến nay đã xấp xỉ 70, bà Nguyễn Thị Phú, xóm 11 Trù Sơn cũng không nhớ “cái nghề này có từ bao giờ”, cũng chưa thấy sách vở nào lưu giữ, chỉ biết trong kí ức tuổi thơ “từ khi còn nhỏ đã thấy bà, mẹ nặn nồi rồi bày ra khắp trong nhà, ngoài sân. Lớn lên, nhìn người lớn làm rồi tập làm, lâu dần thành quen...”.
Phụ nữ làng nồi gắn bó với nghề từ thuở ấu thơ.
Nghề làm nồi đất khá vất vả, từ 5h sáng, chồng và con trai bà Phú đã dậy đánh xe bò lốp sang tận Yên Thành để lấy đất, đến khi mặt trời đứng bóng mới trở về. Đất sét sau khi lấy về phải tưới nước cho mềm, làm nhuyễn rồi mới đem nặn. Mở mắt, bà Phú và cô con dâu đã nhào nặn đất sét. “Nặn nồi không khó, nhưng đòi hỏi phải khéo tay, óc sáng tạo và tính kiên trì” - bà Phú nhẹ nhàng vắt một nắm đất đã làm nhuyễn bỏ lên chiếc bàn xoay làm mẫu cho chúng tôi xem. Chân xoay nhẹ, hai tay nhẹ nhàng uốn nắn từng thớ đất, chưa đầy ít phút sau, một chiếc siêu sắc thuốc đã ra hình dạng.
Kỹ thuật, bí quyết làm nồi được truyền qua nhiều thế hệ ở Trù Sơn theo kiểu truyền miệng và cầm tay chỉ việc. Điều độc đáo là những truyền nhân của làng là phụ nữ, còn đàn ông có nhiệm vụ thồ nồi hành trình dọc ngang khắp vùng xa, vùng gần để rao bán. So với cha ông ngày trước, lớp hậu thế không những duy trì được độ bền dẻo, chất lượng của nồi mà còn không ngừng sáng tạo ra nhiều mẫu mã hữu dụng hơn từ sình lọ đến trệt sưởi, siêu thuốc, chõ hông xôi, niêu kho cá, bát hương…, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Gốm ở Trù Sơn có lẽ là loại gốm còn giữ được những nét cơ bản nhất của gốm cổ. Không chỉ vì nó được làm thủ công mà ở đây trong từng khâu, từng công đoạn đều đơn giản, không cầu kỳ, sặc sỡ, tuy nhẹ, mỏng, nhưng khá cứng. Để có được loại đất ưng ý để về làm gốm, người Trù Sơn phải xuống Nghi Văn (Nghi Lộc) và lên tận Sơn Thành (Yên Thành), những nơicó loại đất sét dẻo thích hợp cho việc làm gốm. Đất sau khi lấy về, làm ẩm, nhồi kỹ sẽ được cho lên bàn xoay để tạo ra những hình dáng thô sơ ban đầu của sản phẩm. Khi đã xong phần thô, những chiếc nồi sẽ được bàn tay khéo léo của người thợ gọt lại thật trơn và đem đi phơi khô, sau đó sẽ được đưa vào lò nung.
Trước khi nung hơ khoảng 30-45 phút sau đó úp thành chồng cao, phủ rơm rạ và đốt bằng lá thông, lá tràm. Thời gian nung khoảng từ 2h chiều đến 6h tối, một lần nung được vài trăm cái. Sản phẩm đạt chất lượng phải chín vừa, màu đỏ, gõ kêu coong coong.Chị Nguyễn Thị Hồng cũng ở xóm 11, một tay nghề làm nồi có thâm niên vài chục năm cho biết: Nếu lành nghề, một ngày một người có thể làm ra vài chục chiếc. Như gia đình chị Hồng chỉ có 2 lao động chính mỗi tháng cũng nung được 3 lò, mỗi lò vài trăm chiếc. Các gia đình khác như chị Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Toàn, Phạm Thị Ngự cũng xấp xỉ số lượng như thế, nhưng còn phụ thuộc vào đất. Nếu đất lành (không quá bở hoặc quá dai, ít sạn) thì nung 100 cái được khoảng 80 cái, nhưng gặp phải đất xấu thì có khi 100 cái chỉ được 30-40 cái…
Cho đến nay không tìm thấy một tài liệu nào ghi chép về gốc tích của nghề nồi đất ở Trù Sơn, nhưng những cụ cao tuổi trong xã vẫn thường kể cho con cháu câu chuyện về một công chúa con vua Trần đã truyền dạy nghề này khi những người dân vào khai hoang, lập ấp ở đây. Cũng chính vì thế mà nghề này được truyền dạy cho nữ giới trong làng từ đời này sang đời khác.
Lưu giữ hồn quê…
“Ai vô Trù Ú mà coi/Cái nghề nồi đất truyền bao nhiêu đời...” câu ca dao xưa phần nào nói lên truyền thống lâu đời của nghề gốm cổ ở Trù Sơn. Bởi thế trải qua nhiều thế hệ, người dân vẫn miệt mài bám trụ với nghề như một sự tri ân tổ tiên. Thực tế đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân từ bao đời, trẻ em trong làng được nuôi ăn học cũng từ tiền bán nồi đất. Cứ sau mỗi mẻ nung, phụ nữ mang nhập sỷ hoặc bán lẻ ở chợ Trù, chợ Ú (Đại Sơn), chợ Rộ (Thanh Chương), chợ Mỹ Sơn (Đô Lương)… đàn ông trong làng lại chất nồi đi bán rao vùng xa, vùng gần, trước là gánh bằng quang gánh, sau dùng xe thồ, mỗi xe vài trăm chiếc tới cả Hương Sơn (Hà Tĩnh), Đồng Hới (Quảng Bình) rồi lên tận các huyện miền núi vùng Tây xứ Nghệ như Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong để bán. Ngày đi đêm nghỉ, “ ngã đâu là nhà, bạ đâu là giường”, có khi đi theo hội, theo phường, có lúc đi lẻ một mình… Anh Nguyễn Văn Giáp - Xóm trưởng xóm 11 Trù Sơn cho biết: So với thời xưa, số lượng sản phẩm tiêu thụ được ít hơn nhưng giá trị lại cao hơn. Chẳng hạn trước đây thồ một chuyến xe đi bán trong 7-8 ngày có khi chỉ lời vài chục nghìn, bây giờ có khi được tiền triệu…
Lại có cả bán buôn tới mua sỉ tận nhà. Tuy nhiên, điều mà nhiều người làm nghề tâm huyết ở Trù Sơn trăn trở hiện nay là, mặc dù nồi đất lọt vào những nhà hàng sang trọng bán cơm niêu, cơm đập, cá kho tộ… nhưng cùng với sự xuất hiện của xoong nồi nhôm, gang, inox…, nồi đất ngày càng vắng bóng trong các gia đình. Vì vậy, nghề làm nồi ở Trù Sơn ngày càng mai một đi.Trước đây trong làng có tới 2/3 hộ làm nồi đất thì nay chỉ còn ¼ số hộ… Ông Nguyễn Thủy Chính -Phó Chủ tịch UBND xã Trù Sơn cho biết: Nghề sản xuất nồi đất tập trung tại các xóm 10,11,12, 13 xã Trù Sơn và rải rác một số vùng lân cận thuộc xã Đại Sơn. Nhiều người dân Trù Sơn vẫn có ý thức giữ nghề, họ làm nồi đất không chỉ mưu sinh mà còn để quảng bá sản phẩm truyền thống của quê hương. Bên cạnh việc chăm lo học hành, nhiều gia đình còn chú tâmtruyền nghề cho con cháu. Lớp trẻ trong làng cũng có nhiều em thạo việc và tỏ ra hăng say với nghề truyền thống của cha ông. Điển hình như em Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hường xóm 11…
Để tìm hướng đi cho việc bảo tồn nghề nồi đất Trù Sơn- cái nôi của nghề gốm cổ truyền thống của đất Đô Lương và là nơi duy nhất còn làm ra các loại nồi bằng đất nung ở xứ Nghệ, năm 2004 đã có 5 người dân ở Trù Sơn được mời ra biểu diễn cách thức làm gốm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cũng tại đây, đã có một cuộc hội thảo về phục hồi, duy trì và phát triển nghề làm gốm Trù Sơn do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở VHTT Nghệ An, UBND huyện Đô Lương và Bảo tàng Nghệ An tổ chức.
Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề huyện Đô Lương, phối hợp với Phòng Công thương huyện cũng có đề án về việc khôi phục các làng nghề, trong đó có làng gốm cổ Trù Sơn. Nhờ vậy, nghề nồi đất của Trù Sơn dần được khôi phục với 413 lao động, chiếm 42% lao động trong xã.Mong muốn của người dân làng nồi là bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, cần có những chính sách cụ thể để giới thiệu sản phẩm gốm Trù Sơn ra thị trường ngoài tỉnh. Chính quyền xã Trù Sơn và UBND huyện Đô Lương đang xúc tiến hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận làng nghề. Mới đây, Bảo tàng dân tộc học Việt
Khánh Ly