Nông dân “chạy đua với trời”

(Baonghean) - Sau những căng thẳng về thời vụ, vụ Hè thu năm nay bà con nông dân tưởng đã có thể thở phào, mừng cho một năm được mùa toàn diện, thì bất ngờ mưa lụt ập về. Yên Thành, Hưng Nguyên, Nam Đàn… là những địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề do mưa lũ. 

Tại Nam Lộc – xã mất nặng nhất do mưa lũ của huyện Nam Đàn, bà con nông dân đang oằn mình trước khó khăn. Trên đường về xã, dọc tuyến tỉnh lộ 15A, rơm rạ rải chất khắp đường. Tuy nhiên, không phải rơm vàng của một mùa bội thu mà toàn một màu nâu xám. Trong cơn mưa ảnh hưởng của áp thấp do cơn bão số 4, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hương ở xóm 4 Nam Lộc đang bần thần rũ đống rạ nát bấy vì nước, cố vớt vát những hạt lúa còn lại. Chồng chị Hương buồn rầu: Vụ hè thu năm nào cũng được coi là "chạy lụt" nhưng chưa năm nào mất đau như vậy. Nhà tui làm 7 sào lúa, 3 sào vừng, 1 sào ngô và 2 sào đậu thì may mắn chỉ có 1 sào lúa ở vùng đồng cao là cho thu hoạch được 1,6 tạ, còn lại mất trắng. Trước khi mưa lũ, không riêng gì nhà tui mà nhiều hộ vui vì lúa cũng như màu phát triển tốt. Rứa mà, mưa lớn, nước sông Rào Mọn bất ngờ dâng cao, neo người, vợ chồng không kịp trở tay… 

                     Không phải lúa vàng mà đã ngả màu nâu xám

Chị Hương than thở: hai đứa con đang ăn học, đứa lớp 5 đứa lớp 1, các khoản tiền đóng đầu năm trông cậy vào đây, giờ không còn chi. Ăn còn không lo nổi, lấy mô cho con học ?
 
Cạnh đó, gia đình ông Lê Hoàng ở xóm 2 cũng đang bòn những hạt lúa sót lại về cho bò ăn. 7 sào lúa, 2 sào đậu, 3 sào vừng, 1 mẫu sắn mất trắng. “Khi mưa lớn, gia đình huy động nhân lực ra nhổ sắn. 1 xuồng sắn thu hoạch chạy lụt khi qua sông bị nước cuốn trôi, may mà còn giữ được mạng. Còn số lúa bị ngập úng này được “gặt” hôm qua, hôm nay 3 mẹ con tranh thủ bòn một ít về cho gà.” – người con cho biết.
 
Phó chủ tịch xã Nam Lộc – ông Nguyễn Cảnh Lộc cho biết: là địa phương nằm ở vùng thấp trũng, Nam Lộc luôn hứng chịu thiệt hại do mưa lụt, chỉ cần lụt báo động cấp 2 thì 50-70% diện tích của xã bị ngập. Năm nay, không kể  ảnh hưởng từ cơn bão số 2, đợt mưa lớn mới đây đã có 140/160 ha lúa hè thu mất, diện tích màu mất trắng (61 ha vừng, 56 ha ngô 81 ha đậu xanh bị xóa sổ.) Số hộ bắt thăm được vùng cao còn cho thu hoạch, số còn lại mất trắng. Dân nóng ruột bòn lúa nhưng số sót lại này cũng rất ít và chỉ làm thức ăn chăn nuôi. Thiếu đói đã đành, việc đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi hiện nay cũng rất căng, ngay cả rơm cũng không có cho trâu bò. “Hiện thời tiết đang rất xấu. Phần lớn diện tích lúa hè thu đều đang ở giai đoạn chín và phơi màu, nếu còn mưa như thế này thì số lúa chưa thu hoạch sẽ bị ngập nặng. Ngoài ra, một số diện tích sắn đang đến kỳ thu hoạch cũng bị úng, thối”. Ông Lộc lo lắng.

                    Bòn mót từng hạt lúa về làm thức ăn cho vật nuôi.

     Ông Nguyễn Thọ Cảnh- Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An  
                  kiểm tra tình hình tại xã Nam Lộc.

Xuống Nam Lộc, chúng tôi may mắn gặp đoàn lãnh đạo Sở Nông nghiệp đi kiểm tra tình hình thu hoạch, thiệt hại do mưa lũ. Ngoài nguyên nhân khách quan do thời tiết, ông Nguyễn Thọ Cảnh – Giám đốc sở NN&PTNT cho rằng việc lúa hè thu thiệt hại do mưa lụt xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế ở Nam Lộc cũng như những địa phương có diện tích thiệt hại lớn thì có lý do của việc không tuân thủ quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo. Nếu bà con áp dụng nhiều giải pháp tiến bộ về giống, thời vụ và phương thức canh tác, sẽ hạn chế rất nhiều thiệt hại, tránh được mưa lũ. Việc bắc mạ cấy sẽ giúp cây lúa có thời gian sinh trưởng thêm từ 2-3 tuần trên ruộng mạ, cộng thêm việc cơ cấu các giống lúa ngắn ngày, sẽ giúp bà con có thể thu hoạch lúa trước 15/9. Hộ nào vẫn giữ thói quen gieo thắng mà không bắc mạ cấy thì rõ ràng lúa không kịp chín và “dính” mưa lũ.
 
Vụ hè thu năm nay, ngoài 330 ha ngô bị ngập hoàn toàn phải làm lại, huyện Nam Đàn gieo trồng 6.300 ha lúa, thì bị ngập 1000 ha. Số diện tích bị ngập này coi như mất trắng, mà theo lời trưởng phòng nông nghiệp huyện thì “gặt không đủ tiền công thuê máy, thuê nhân công, nên chủ yếu bà con “bòn” về dùng cho chăn nuôi.” Số diện tích còn lại ở vùng đồng cao đến thời điểm này đã thu hoạch được khoảng 80%, nhiều xã cơ bản đã thu hoạch xong như Khánh Sơn, Nam Anh, Nam Tân…
 
Còn tại huyện Hưng Nguyên, vụ hè thu này huyện gieo trồng 5.700 ha lúa thì trong đợt mưa lũ từ ngày 9 - 14/9, có tới 1.066 ha bị ngập. Diện tích này chủ yếu ở các xã Hưng Lợi, Hưng Thịnh, Hưng Đạo, Hưng Yên, Hưng Trung và thị trấn, trong đó nhiều nhất là Hưng Trung 300 ha, Hưng Yên 200 ha và Hưng Đạo 100 ha. Chiều ngày 27/9, nghe tin bão tiếp tục đổ bộ vào đất liền, dù mưa rất to nhưng bà con dọc tuyến quốc lộ 46 hối hả thu hoạch chạy lụt, tập trung máy móc, phương tiện vận chuyển tuốt lúa.
 
Cơn bão số 4 vừa qua, bão số 5 lại tới. Thời tiết đang diễn biến xấu, khó khăn tiếp tục chồng chất cho sản xuất nông nghiệp. Người nông dân một nắng hai sương quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” bao công lênh, tiền vốn đầu tư giống má, phân bón,… nay coi như mất sạch.
 
Hơn bao giờ hết, bà con mong muốn tỉnh sớm có chính sách hỗ trợ phần nào, tạo điều kiện giúp bà con vượt qua khó khăn trước mắt, để lấy sức tiếp tục “chạy đua với trời”…

Thu Huyền – Nguyễn Quân

tin mới

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.