Nông dân thu 60 triệu/ha từ trồng ngô nếp trên đất bãi, vệ

(Baonghean.vn) -Thời điểm này, nông dân Anh Sơn đang tập trung thu hoạch ngô nếp trồng trên đất bãi, vệ. Những năm gần đây, món quà quê dân dã, bình dị này đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

Trên cánh đồng ngô nếp ở thôn 1, xã Tường Sơn, ngay từ sáng sớm người dân đã nhộn nhịp ra đồng thu hoạch để bán cho thương lái. Là một trong những hộ trồng nhiều ngô nhất nhì ở thôn, chị Lê Thị Oanh chia sẻ: Gia đình đưa cây ngô nếp vào trồng đã hơn 5 năm nay, vụ ngô nếp này gia đình trồng hơn 6 sào, được gieo trỉa chia làm 4-5 trà cách nhau từ 10- 15 ngày để thuận lợi trong việc thu hoạch và lúc nào cũng có ngô cung cấp cho thị trường.

Gia đình chị Lê Thị Oanh thôn 1 xã Tường Sơn là một trong những hộ trồng nhiều ngô nhất nhì ở thôn. Ảnh T.H
Gia đình chị Lê Thị Oanh thôn 1, xã Tường Sơn là một trong những hộ trồng nhiều ngô nhất nhì ở thôn. Ảnh T.H

Sau 70 ngày chăm sóc, đến nay ngô đã cho thu hoạch. Sở dĩ gia đình chị gắn bó với cây ngô nếp lâu năm là vì đây là loại cây cho năng suất cao, sau khi thu hoạch gia đình còn tận dụng được thân và lá cây làm thức ăn cho gia súc.

Ngoài nhập cho thương lái, ngô nếp còn được chị Oanh và bà con luộc để bán cho khách qua đường dọc 2 bên Quốc lộ 7. Bình quân mỗi sào ngô nếp năng suất đạt 1.500 - 2.000 bắp, với giá hiện tại là 2.000 đồng/bắp, sau khi trừ chi phí cho gia đình chị Oanh thu lãi 3 triệu đồng/sào.

Ngô nếp trồng trên đất bãi bắp to, chắc hạt, dẻo và có vị thơm ngọt. Ảnh Thái Hiền.
Ngô nếp trồng trên đất bãi bắp to, chắc hạt, dẻo và có vị thơm ngọt. Ảnh: Thái Hiền

Với diện tích 3 sào gồm đất bãi và đất vệ, gia đình chị Nguyễn Thị Hương, thôn 1, xã Tường Sơn đã chuyển đổi sang trồng ngô nếp. Chị Hương cho biết: Ngô nếp trồng ở vùng đất này vừa dẻo vừa có vị thơm ngọt nên được thị trường trong và ngoài huyện ưa chuộng. Do đó, khi vào mùa thu hoạch, thương lái khắp nơi tìm đến tận chân ruộng để chọn mua. Trung bình mỗi ngày, gia đình chị có thể bán được từ 300 - 400 bắp ngô. Chị Hương ước tính, nếu bán hết diện tích ngô trong vụ này, có thể thu nhập gần 10 triệu đồng, cao hơn các loại cây trước đây gia đình chị đã trồng.  

Từ hiệu quả cây ngô nếp mang lại, những năm gần đây nhiều nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích đất bãi, đất đồng vệ, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng ngô nếp, mô hình này đang đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân.

Ngô nếp sau khi bẻ về được lột bớt vỏ ngoài, rồi mới mang đi bán. Ảnh Thái HIền
Ngô nếp sau khi bẻ về được lột bớt vỏ ngoài, rồi mới mang đi bán. Ảnh: Thái Hiền
Hiện nay, toàn huyện Anh Sơn có gần 30 ha trồng cây ngô nếp, tập trung chủ yếu ở các xã Cẩm Sơn, Tường Sơn, Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Phúc Sơn, Tào Sơn. Đây là loại cây ngắn ngày, có năng suất cao, ít bị nhiễm sâu bệnh. Năng suất bình quân đạt từ 1.500 - 2.000 bắp/sào và trồng được 3 vụ/năm. Đặc biệt, ngô nếp ở Anh Sơn có đặc tính cùi nhỏ, có màu trắng ngà, căng sữa, thơm, dẻo hơn cả so với các loại ngô khác nên được khách hàng rất ưa chuộng.

Hiện tại với giá bán từ 2.000 đồng/ bắp, sau khi trừ các khoản chi phí cho người nông dân thu nhập 60 triệu đồng/ha.Thời gian tới, huyện Anh Sơn sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nông dân mở rộng diện tích gieo trồng trên các vùng đất kém hiệu quả nhằm tăng vụ, tăng năng suất và thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác.

tin mới

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

Bản làng ngân vang điệu xuối, lăm

(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

Chị em bản Na mặn mà giữ nghề dệt thổ cẩm

(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An. 

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

Tổ đổi công - mô hình giải bài toán thiếu lao động ở các xã miền núi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

Tự do trong tình yêu và hôn nhân ở người Mông

(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...

Cây quế Quỳ ở Quế Phong. Ảnh: Nhật Lân

Cây quế Quỳ cần được quan tâm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

Tiếp mạch nguồn truyền thống, bứt phá vươn lên

(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông… 

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

Vui chuyện mới ở Thạch Ngàn...

(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

 Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

Khát vọng lan tỏa dân ca ví, giặm

(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Mây trắng

Ngắm mây trên bản biên giới Phà Chiếng

(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

Phấn đấu xây dựng Anh Sơn phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vị thế tốp đầu các huyện miền núi của tỉnh

(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

Ngát hương sen tháng 5 trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

Một đời đắm say với tiếng sáo quê hương

(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

Hướng tới Lễ hội Làng Sen cấp quốc gia

(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

Lan tỏa giá trị văn hóa, nhân văn xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
Ai về chợ Ú Đại Sơn...

Ai về chợ Ú Đại Sơn...

(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

Nghệ An: Đi đâu chơi vào dịp lễ 30/4-1/5?

(Baonghean.vn) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời điểm thích hợp để các gia đình đi du lịch cùng nhau. Nếu chưa biết dịp lễ này đi đâu, sau đây là một số điểm đến không thể bỏ qua tại Nghệ An mà quý vị có thể tham khảo.

Thác Hồng Sơn ở Tân Hợp cao hơn 100m, chảy dài theo triền đá, ngày đêm tuôn những cột nước trắng xóa. Ảnh: Cẩm Tú

Hấp dẫn du lịch Tân Kỳ

(Baonghean.vn)-  Với Km số 0 - nơi khởi đầu đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại, những dãy núi trùng điệp, những hang động, thác nước cùng phong tục đặc sắc của đồng bào đã giúp Tân Kỳ hội tụ yếu tố để phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. 
Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

Dấu xưa trên đô thị trẻ Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Khi thực dân Pháp bị đánh bại, những đồn điền rộng lớn tại khu vực Phủ Quỳ đã bị tịch thu. Riêng hàng me được trồng từ ngày người Pháp đặt chân lên đây vẫn được giữ lại, trở thành một tài sản xanh độc đáo cho vùng đất TX.Thái Hòa ngày nay…