Nữ bí thư ở thượng nguồn Pu Xúng

(Baonghean) - Được sự giới thiệu của Đảng ủy xã Bắc Sơn (Quỳ Hợp), chúng tôi tìm về bản Manh, nơi đồng bào dân tộc Thái quần tụ ven dãy núi Pu Xúng vời vợi để gặp một người “đặc biệt”. Đó là chị Lô Thị Thiện - nữ bí thư chi bộ đầu tiên và duy nhất của xã Bắc Sơn hiện nay. 
Tạm gác lại những bận rộn việc nhà, việc bản trong những ngày cuối năm, chị Lô Thị Thiện tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn cổ kính, nép mình giữa ngút ngàn xanh cây trái. Cả bản Manh dịp này đang rộn mùa thu hoạch mía, keo. Từ một bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn rất cao, những năm gần đây, bản Manh đã “lột xác” trở thành một trong những bản giàu của xã Bắc Sơn, tổng thu nhập hàng năm đã vượt ngưỡng 5 tỷ đồng. Hẳn cái sự đi lên ấy là công sức của toàn thể bà con, nhưng không thiếu vai trò của người đứng mũi - bí thư chi bộ (?).
Tò mò là vậy, nhưng trong câu chuyện cùng chúng tôi, chị Thiện cứ nhắc đi nhắc lại rằng mình làm chưa được chi nhiều, đó là có sự giúp đỡ của toàn thể đảng viên trong chi bộ cùng sự tin tưởng ủng hộ của hết thảy bà con dân bản. Đi nhiều và tiếp xúc cũng nhiều với đội ngũ xóm bản nên chúng tôi phần nào thấu hiểu cái vất vả của những người “vác tù và hàng tổng” ở xóm bản như chị. Chức vụ chính và có ít phụ cấp là bí thư chi bộ nhưng kiêm nhiệm nhiều việc không hề có phụ cấp như trưởng ban công tác mặt trận, tổ trưởng tổ dân vận... mà công việc nào cũng quan trọng, cũng cần chăm lo không thể lơ là.
Chị kể rằng, còn nhớ mãi cái đận được bầu làm bí thư chi bộ, ấy là vào năm 2006. Khi đó, chị được dân bản ngợi khen đảm đang, giỏi việc nhà, vẹn việc rẫy nương, nhưng để làm bí thư chi bộ thì chưa hề có tiền lệ. Chi bộ thông qua kết quả bầu cử rồi mà suốt mấy ngày chị vẫn còn run, đã bao năm làm chi hội trưởng phụ nữ của bản nhưng làm bí thư chi bộ lại là chuyện khác. Nhưng rồi, được sự động viên của toàn chi bộ, anh em, gia đình, chị bắt tay vào việc mới với quyết tâm học hỏi, cố gắng không phụ lòng tin của mọi người.
Bản Manh nằm xa trung tâm xã đi lại khó khăn nên càng vất vả bội phần. Giữa trăm mối lo việc nhà, việc bản, chị chọn mũi ưu tiên đó là lo xóa đói giảm nghèo. Ruộng nước của bản thì đã đóng khung ở mức 7,5 ha, trong đó chỉ 4 ha chủ động nước tưới; 3,5 ha còn lại canh tác theo kiểu nhờ trời. Muốn đủ cái ăn, muốn đi lên chỉ còn cách nhìn vào đất rừng, phát triển chăn nuôi. Chi bộ họp bàn, hạ quyết tâm khai phá đất Thung Manh, đưa cây mía về làm cây trồng chủ lực. Những hộ như Lô Văn Vinh, Lô Văn Khánh... tiên phong vào khai phá đất Thung Manh được chi bộ, ban cán sự xóm hết sức ủng hộ, lấy làm mô hình để bà con nhân rộng.
Thung Manh là thung lũng rộng lọt thỏm giữa bốn bề đại ngàn Pu Xúng, nằm cách xa bản cữ 10 cây số, trước đây bà con chủ yếu cuốc đất trồng ngô, trồng sắn thu nhập phập phù. Có thể nói đem cây mía vào Thung Manh là cả một sự liều, bởi đường sá vào thung quá gian nan, hai nữa Thung Manh rất hiếm nước, vào Thung Manh muốn có nước sinh hoạt, nước cho trâu, bò uống phải cuốc bộ leo núi lên tận mó nước Pu Pục, tiếp giáp với đất Thọ Sơn (Anh Sơn) mà cõng nước về. Nhưng rồi các hộ dân ngăn đập giữ nước, đất Thung Manh dần phủ kín những mía nguyên liệu cho nhà máy đường trong niềm vui âm thầm của Bí thư chi bộ Lương Thị Thiện. Cả bản có 95 hộ thì đến nay có trên 75 hộ tham gia trồng mía ở Thung Manh. Vui lắm chứ khi tổng diện tích mía hiện tại là 95 ha, đất tốt, người chăm nên vụ vừa qua đã đạt 48 triệu đồng/ha, vị chi riêng Thung Manh đã mang về cho bản trên 4,5 tỷ đồng. Những hộ như Lô Văn Vinh, Lô Văn Khánh, Lô Văn Khôi... đã trở thành hộ giàu của xã.
Để có được ngần ấy thu nhập xem ra cũng lắm công lao. Tốn kém là mở đường, xây cầu vào thung. Cùng sự hỗ trợ của nhà máy đường, những năm qua bà con trong bản đã đóng góp 100 triệu đồng, hàng ngàn ngày công để san ủi nâng cấp 10 km đường, xây dựng 3 cây cầu bê tông kiên cố. Trong vai trò tổ trưởng dân vận, chị bộc bạch bí quyết là chăm lo “vận động, vận động và vận động” để người dân góp ít thành nhiều, mà hóa giải khó khăn. Ngoài nguồn thu từ mía, bà con còn bắt đầu có nguồn thu từ khai thác keo nguyên liệu, bình quân đạt mức 8 ha rừng mỗi hộ. Trồng mía, trồng keo nên diện tích đồng cỏ giảm kéo theo đó là sự phát triển của đàn trâu, bò có phần chững lại, nhưng hiện tại, bản cũng có đến 370 con trâu, bò với nhiều hộ trồng cỏ chăn nuôi. Đời sống của người dân được nâng lên, việc đóng góp xây dựng các công trình của bản cũng thêm phần thuận lợi.
8 năm qua “đứng mũi chịu sào” với vai trò bí thư chi bộ, chị Lương Thị Thiện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chi bộ từ chỗ chỉ có 7 đảng viên vào năm 2006, đến nay đã có 15 đảng viên, luôn xứng là nòng cốt mọi phong trào. Cái vui của chị cứ thế đan hòa trong đổi thay của mường, của bản. Vui vì bà con đã có thêm “bát ăn, bát để”, vui vì đời sống văn hóa cũng được nâng lên khi mà hiện tại bản không có con em bỏ học giữa chừng, có 9 người con em của bản đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước... Tận tâm vì công việc, hết mực lo cho dân và không ngừng học hỏi, tìm tòi, nữ Bí thư Lương Thị Thiện đang góp sức mình viết nên những trang mới tươi sắc màu cho bản làng nơi thượng nguồn Pu Xúng.
Cao Duy Thái

tin mới

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

Vẽ thanh xuân tươi đẹp bằng việc làm ý nghĩa

(Baonghean.vn) - Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z, chỉ mới 17-18 tuổi, một cách tự nguyện, họ họp lại với nhau thành Câu lạc bộ “Chủ nhật không rác thải nhựa Thanh Chương”. Ngày nghỉ cuối tuần họ lại tình nguyện dầm mình giữa nắng gắt hay giá rét để dọn rác…

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

Người về từ Vị Xuyên với 30 năm làm công tác thôn

(Baonghean.vn) - Ông Trịnh Xuân Hùng - Trưởng Ban công tác Mặt trận của thôn Sơn Thịnh là người đã “vào sinh ra tử” ở mặt trận Vị Xuyên. Ông đã đưa thôn Sơn Thịnh trở thành một điểm sáng trong phong trào thi đua không chỉ của xã, của huyện mà còn cả trong toàn tỉnh.

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

Nữ Bí thư Đoàn năng động ở miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Những năm qua, cái tên Lương Nga không còn xa lạ trong các hoạt động thiện nguyện tại miền Tây Nghệ An. Ít ai biết rằng, nữ Bí thư Đoàn xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu này cũng là một start-up khởi nghiệp bằng nghề truyền thống, mang lại việc làm, thu nhập cho bà con vùng cao.

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Câu chuyện về người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(Baonghean.vn) - Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện, nhân đạo tại địa phương, đó là lời khen mà nhiều người dành cho chị Nguyễn Thị Hồng - hội viên Chi hội Phụ nữ xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.
Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

Trưởng bản nơi rẻo cao đi đầu chăn nuôi, trồng trọt

(Baonghean.vn) - Sinh ra và lớn lên ở bản làng xa xôi nơi rẻo cao, nơi có số hộ nghèo trên 72%, trưởng bản có 100% đồng bào Khơ mú ở Nghệ An quyết tâm kêu gọi người dân vươn lên thoát nghèo bằng chính sự gương mẫu, đi đầu trong chăn nuôi, trồng trọt của bản thân.
Thổ cẩm Hoa Tiến

'Chắp cánh' mang thổ cẩm vươn xa

(Baonghean.vn) - Sau khi ra trường, cô gái Sầm Thị Tình (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) không theo nghề mà trở về quê hương nối nghiệp dệt thổ cẩm. Với ý chí, nỗ lực cùng khả năng kết nối, các mặt hàng thổ cẩm truyền thống đã và đang ngày càng được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến.
Cô Lan Cảnh

Cô giáo làng làm nhiều việc 'có lợi cho dân'

(Baonghean.vn) - Là người con của quê hương Nam Đàn, nhà giáo Nguyễn Thị Lan Cảnh được biết đến là người giàu tình yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn và luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội.
Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

Hành trình vươn lên của nữ thợ may Nghệ An được Chủ tịch nước biểu dương điển hình học tập, làm theo Bác

(Baonghean.vn) - Chị Hoàng Thị Ngọc Ánh (SN 1987) - 1 trong 133 điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cấp công đoàn, công chức, viên chức, người lao động cả nước vừa được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt, biểu dương tại Phủ Chủ tịch.
Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

Người phụ nữ khuyết tật truyền cảm hứng khởi nghiệp

(Baonghean.vn) - Chị Nguyễn Thị Thanh trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật để làm chủ cơ sở kinh doanh hải sản, tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. Và tấm gương của chị đã truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ trong phong trào khởi nghiệp.
Học bổng

Nam sinh 14 năm chiến đấu với bệnh tan máu bẩm sinh giành học bổng toàn phần Trường Đại học Anh quốc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Chủ nhân của học bổng "Trái tim Sư tử" do Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cấp cho học sinh Vi Thanh Nhật đến từ lớp 12A1 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh. Nam sinh này giành học bổng khi hàng tháng vẫn phải đi truyền máu và dành một nửa thời gian để học tập trong bệnh viện.
Bà Khanh

Người phụ nữ ‘gieo yêu thương’ ở xứ Lường

(Baonghean.vn) - Ở vùng quê Hòa Sơn (Đô Lương), bà Thái Thị Khanh luôn được yêu quý bởi tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng giúp người gặp hoạn nạn. Tấm lòng yêu thương ấy đã gieo mầm thiện nguyện, góp phần xây dựng cuộc sống nghĩa tình nơi quê hương.
‘Cây đại thụ’ ở bản Kẻ Mẻ

‘Cây đại thụ’ ở bản Kẻ Mẻ

(Baonghean.vn) - "Ông Lương Văn Mại là người uy tín được Đảng tin, Dân quý của bản ta đấy!”, Bí thư Chi bộ bản Kẻ Mẻ, xã Mậu Đức (Con Cuông) Lữ Văn Bốn tự hào nói về “cây đại thụ” của bản.
Già làng tận tâm của bản Cầu Tám

Già làng tận tâm của bản Cầu Tám

(Baonghean.vn) - Từng đảm nhiệm các vị trí của huyện Kỳ Sơn, Già làng Vi Thái Bình (người dân tộc Thái) ở bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng, trở thành một già làng được bà con dân tộc thiểu số ở địa phương hết sức yêu mến, tin cậy.
Người khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết trong phụ nữ vùng cao

Người khơi dậy ngọn lửa nhiệt huyết trong phụ nữ vùng cao

(Baonghean.vn) - Tam Thái là một trong những xã khó khăn của huyện miền núi Tương Dương với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 46%. Thế nhưng, 2 năm qua Hội Phụ nữ của xã liên tiếp được TW Hội LHPN VN tặng Bằng khen. Thành quả ấy có sự đóng góp của chị Vi Thị Hiệp - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã.
2 anh em cứu người đuối nước.

Hai ngư dân kể lại giây phút cứu 4 du khách đuối nước tại biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Sau khi trở về quê nhà, 4 du khách bị đuối nước tại bãi biển Cửa Lò hiện đã vơi bớt nỗi sợ khi nhớ về thời khắc sinh tử. Trong tâm can họ giờ đây chỉ biết đến 2 từ cảm ơn chân thành nhất đến những người con của phố biển Cửa Lò (Nghệ An) khi đã cho họ cơ hội sống lần 2.
Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

Khát vọng đưa muối Quỳnh ‘vượt biển’

(Baonghean.vn) - Trăn trở trước những cánh đồng muối bị bỏ hoang ngày một nhiều, xót xa trước sự lam lũ, cơ cực của diêm dân để làm ra hạt muối nhưng giá muối lại quá rẻ rúng… những người con của xứ Quỳnh đã tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, mày mò chế tạo ra dây chuyền sản xuất muối dinh dưỡng...
Vị chánh án chú trọng công tác hòa giải, đối thoại để hóa giải các mâu thuẫn

Vị chánh án chú trọng công tác hòa giải, đối thoại để hóa giải các mâu thuẫn

(Baonghean.vn) - Giúp các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp mà không cần phải mở phiên tòa xét xử, theo đó, tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức của đương sự và Nhà nước... là cách làm mà ông Trần Ngọc Sơn, hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An áp dụng hàng chục năm qua.
Nghệ An Xanh

Nghệ An Xanh - Nhóm bạn trẻ gen Z tình nguyện dọn rác, làm sạch môi trường

(Baonghean.vn) - Dù phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất độc hại, các bạn trẻ của nhóm Nghệ An Xanh vẫn nỗ lực từng ngày làm đẹp môi trường, cảnh quan xứ Nghệ. Đồng thời, họ mong muốn tình yêu thiên nhiên, ý thức giữ gìn môi trường sạch, đẹp được lan toả nhiều hơn đến với mọi người.
Người níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Người níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Thái

(Baonghean.vn) - Luôn đau đáu về nỗi lo bản sắc của đồng bào mình đang dần bị mai một, suốt 30 năm nay, ông Phúc miệt mài sưu tầm những cổ vật, vật dụng gắn liền với văn hóa Thái. Đến nay, ngôi nhà sàn của ông gần như là một bảo tàng thu nhỏ, với hơn 1.000 hiện vật được trưng bày.
Thầm lặng vì sự sống của người bệnh

Thầm lặng vì sự sống của người bệnh

(Baonghean.vn) - Ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, tập thể Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức nói chung và Trưởng khoa - Bác sĩ chuyên khoa I Hồ Sỹ Sơn nói riêng là những người thầm lặng hy sinh để làm tốt trọng trách “chữa bệnh cứu người”.
Chuyến xe '0 đồng' của phó trạm trưởng y tế xã

Chuyến xe '0 đồng' của phó trạm trưởng y tế xã

(Baonghean.vn) - Với mong muốn được giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó, điều dưỡng Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1968), Phó trưởng Trạm Y tế xã Thanh Nho (Thanh Chương) đã dùng số tiền tích góp của mình để mua xe ô tô rồi tình nguyện làm tài xế chở miễn phí.