Nữ chiến sỹ cách mạng Nguyễn Thị Tích

(Baonghean) Những ngày cuối năm 2011, tôi lên làng Phan, tổng Thông Lạng (nay là xóm 8, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên), được nghe câu chuyện về cụ Nguyễn Thị Tích - chiến sỹ hoạt động cách mạng được gặp đồng chí Lý Thụy (Bác Hồ) năm 1931, ở Trung Quốc.

Tại ngôi từ đường họ  Nguyễn, tôi bắt gặp tấm ảnh cụ Nguyễn Thị  Tích lồng trong khung kính trang trọng. Tôi thắp nén hương thơm lên bàn thờ gia tiên viếng cụ. Ngồi bên bộ  bàn ghế đơn sơ tại nhà ngang, cụ Nguyễn Trọng Ái kể: Cụ Tích sinh năm 1916, còn có tên là Hoàng Lệ Minh, Lý Phương Thuận, Ngô  ứng Thuận, Lý Tiểu Muội, trong một gia đình có  truyền thống yêu nước, hiếu học. Cha của cụ là  Nguyễn Trọng Quyến, sớm giác ngộ cách mạng.

Khi lên 9 tuổi (năm 1924), cụ Tích được người cha gửi nhờ  một chiến sỹ yêu nước tên là Cố Khôn, đi theo đoàn thanh niên xuất dương. Lúc bấy giờ theo tiếng gọi của cụ Phan Bội Châu thanh niên xứ  Nghệ đã vượt núi băng rừng ra nước ngoài hoạt  động. Cụ Tích rời gia đình sang Lào để học chữ, lớp học này có 5 người do đồng chí Vũ  Tùng thay mặt đoàn thể phụ trách, sau đó cụ lại được đoàn thể đưa sang Xiêm học tại trường Hoa anh học hiệu.

Nữ chiến sỹ cách mạng Nguyễn Thị Tích ảnh 1

Một năm sau, cụ  được đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tại Trường Trung Sơn tiểu học với tên mới là Ngô Ứng Thuận. Tốt nghiệp cụ được đoàn thể phân công làm việc tại cơ quan bí mật của chi bộ hải ngoại của Đảng ta, do đồng chí Phùng Chí  Kiên phụ trách. Một thời gian sau, cụ được  đồng chí Lý Thụy bố thí vào làm công  nhân ở Nhà máy Điện Kỳ và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. (1)


Tháng 4/1931, cụ Nguyễn Thị  Tích được giao nhiệm vụ giúp việc trong cơ quan của Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hồng Kông với vai trò là người dịch tài liệu và làm giao liên. Lúc này, cụ mang tên mới là Lý Phương Thuận, với lý lịch người Nam Kinh (Trung Quốc) là  cháu của Tống Văn Sơ (Bác Hồ).


Sáng sớm ngày 6/6/1931, cánh cửa nhà số 186 phố Tam Lung (Hồng Kông) bị  đập mạnh. Ông Tống (Tống Văn Sơ) ra mở cửa. “Ông Là Tống Văn Sơ?” – Người sỹ quan Anh hỏi vừa đưa mắt cho đám cảnh sát tùy tùng. “Vâng, các ông cần gì?”. Ông Tống Văn Sơ, ông chính là Nguyễn Ái Quốc, tội nhân vắng mặt ở  Đông Dương, ông bị bắt!”. (2)


Cùng bị bắt với Tống Văn Sơ còn có Lý Phương Thuận. Trong phiên tòa xét xử Tống Văn Sơ lần thứ nhất (31/7/1931), Lý Phương Thuận được tha vì không đủ chứng cớ buộc tội. Biết Lý Phương Thuận khó thoát khỏi bủa vây của bọn mật thám, từ trong nhà  giam, Tống Văn Sơ đã bí mật viết thư giao cho Phương Thuận đưa đến Cường Để đang lánh nạn ở Nhật Bản. (Ông được cụ Phan Bội Châu bố trí làm Hội trưởng Duy Tân hội). Lý  Phương Thuận ở nhờ Cường Để một thời gian thì phải trở về Quảng Châu, vì Cường Để bị Nhật trục xuất. Sợ bị lộ, cụ  Lý Phương Thuận đến Thượng Hải rồi lại về  Quế Châu. Do bị mất liên lạc với đoàn thể, cụ làm nhiều nghề để sinh sống.


Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nghe tin nước nhà độc lập, cụ Lý Phương Thuận vội trở về Tổ quốc. Đến Thủ  đô Hà Nội, vào nhà người quen là Tống Minh Phương, Lý Phương Thuận thấy gia đình treo cờ  Tổ quốc và ảnh Chủ tịch Hồ Chí  Minh, cụ bàng hoàng xúc động nhận ra ngay là  đồng chí Tống Văn Sơ!


Chiều hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đồng chí Lê Giản, Tổng giám đốc Nha Công an Trung ương đến. Người đưa tay về phía Lý Phương Thuận và nói: “Đây là cô Hoàng Lệ Minh, người đã từng trải hoạt động bí mật có nhiều kinh nghiệm. Chú  rất cần những cán bộ như thế này tìm hiểu và đối phó với bọn Tưởng”… Hoàng Lệ  Minh nhận nhiệm vụ đặc biệt trong vai trò một người tiếp viên bàn tại khách sạn Thăng Long trước ga Hà Nội, nơi bọn Tưởng chiếm làm nơi ở. Trần Lung, người trực tiếp sử dụng Hoàng Lệ Minh phục vụ cho công tác trinh sát nắm tình hình âm mưu thủ đoạn của giặc Tưởng, về sau làm đến chức Cục trưởng Cục Hình sự Bộ Công an. Cụ  Nguyễn Thị Tích - Hoàng Lệ Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sau đó trở thành người bạn đời của Trần Lung. Hai ông bà có một gia đình hạnh phúc tại Hà Nội. Cụ qua đời vào ngày 12/12/1995… (3)

____________

(1) – Lời kể của cụ  Nguyễn Trọng Ái, 80 tuổi, xóm 9 – Hưng Tân, Hưng Nguyên

(2) – Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước (Thanh Đạm), NXB chính trị  Quốc gia – NXB Nghệ An, 1994 tr.137

(3) – Địa chí văn hóa Hưng Nguyên, Ninh Viết Giao, Thái Huy Bích, NXB Khoa học xã  hội, Hà Nội, 2009, tr.751 

Phạm Xuân Thành

Tin mới

Sông Lam Nghệ An chia tay Cup Quốc gia ngay ở vòng sơ loại

Sông Lam Nghệ An chia tay Cup Quốc gia ngay ở vòng sơ loại

(Baonghean.vn) - Trận đấu phải phân định bằng loạt đá luân lưu. Trên chấm 11m, Quế Ngọc Hải và Trọng Hoàng đã không thể chiến thắng được thủ môn đối phương. Sông Lam Nghệ An đã phải nói lời chia tay Cup Quốc gia ngay sau trận đấu vòng sơ loại chiều nay (1/4) trên sân Vinh.
Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

Đọc truyện đêm khuya: Phố lỡ

(Baonghean.vn) - Một câu chuyện không có cốt truyện, chỉ giống như một ghi chép, một ký sự nhỏ về cuộc sống mưu sinh của những con người nhỏ bé giản dị ở một khu phố nọ, nhưng phía sau những hình ảnh rất đỗi đời thường đó lại ẩn chứa nhiều số phận. 
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/4

(Baonghean.vn) - Trưởng ban Nội chính Trung ương trao hỗ trợ 11 huyện miền Tây Nghệ An xây nhà cho hộ nghèo; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông cáo báo chí kỳ họp thứ 12; Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập... là một số nội dung đáng chú ý đăng trên baonghean.vn ngày 1/4.
Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

Vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành): Lấn cả đất của gia đình người có công với cách mạng?

(Baonghean.vn) - Tìm hiểu vụ mất đất hương hỏa tại xã Văn Thành (Yên Thành), chúng tôi còn nhận được thông tin gia đình ông Nguyễn Thanh Thản còn lấn sang đất của gia đình ông Nguyễn Văn Hoàng, nơi thờ cúng 3 liệt sĩ hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh cùng 2 Mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhà văn hóa xóm 4 xã Quỳnh Ngọc sau khi sáp nhập đã xây mới đạt chuẩn Nâng cao

Nghệ An: Nhiều vấn đề đặt ra trong quản lý tài sản công sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch, ngày 30/6/2023 là hạn chót HĐND tỉnh phê duyệt phương án xử lý sắp xếp tài sản nhà, đất sau sáp nhập đơn vị hành chính khối, xóm và cấp xã. Tuy vậy, tại cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra và để quản lý, sử dụng các tài sản công cần có phương án xử lý phù hợp, kịp thời.