Nữ tiếp viên hàng không đầu tiên phục vụ Bác Hồ

Nửa thế kỷ đã trôi qua, mỗi khi nhắc đến chuyến công tác ngày nào, nữ tiếp viên Phi Phượng vẫn hồi hộp như vừa nhận nhiệm vụ được phục vụ vị “hành khách” đặc biệt Hồ Chí Minh.


HÀNH TRÌNH THEO CHÂN BÁC


Ngồi đối diện với chúng tôi, cô tiếp viên hàng không xinh đẹp ngày nào giờ trên khuôn mặt đã hiện nếp nhăn, mái tóc ngả màu muối tiêu. Bà Nguyễn Phi Phượng chậm rãi kể: “Về công tác ở Cục Hàng không được bốn tháng thì ngày 2-11-1960, tôi được cấp trên thông báo: đồng chí Phi Phượng cùng với các đồng chí trong tổ bay IL 14 mang số hiệu VN-C482 đi phục vụ Bác trong chuyến công tác tại nước bạn Trung Quốc. Ngày đó, ngành hàng không nước ta chỉ phục vụ cho Chính phủ hay các phái đoàn đi công tác trong và ngoài nước, còn dịch vụ thì chưa”.


Nữ tiếp viên hàng không đầu tiên phục vụ Bác Hồ ảnh 1

               Bà Phượng trên chuyến bay với Bác (2-11-1960)


Sáng sớm 2-11-1960, chiếc chuyên cơ chở Bác cất cánh từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội bay đến Nam Ninh đáp xuống tiếp nhiên liệu, sau đó bay đến Vũ Hán nạp nhiên liệu và dùng cơm trưa rồi bay đến Bắc Kinh. Chuyên cơ IL 14 có hai động cơ tua bin cánh quạt, tầm bay khoảng 1.700km, tốc độ 450km/h, trần bay 6.500m. Vì vậy, từ Hà Nội sang Bắc Kinh phải mất gần 10 giờ bay.


KỶ NIỆM KHÓ QUÊN


Lúc máy bay cất cánh, bà Phượng được Bác gọi lại ngồi bên cạnh, Bác hỏi về gia đình, công việc. “Đến giờ tôi không thể nào quên được câu nói của Bác “Cháu phải tranh thủ vừa làm vừa học, học thêm ngoại ngữ nữa, việc học là suốt đời, Bác bây giờ vẫn còn phải học”, bà kể. Trong bốn năm làm tiếp viên hàng không, Phi Phượng được bay cùng Bác nhiều lần trong các chuyến công tác trong và ngoài nước. Cô thường đọc báo cho Bác nghe, có thông tin về mặt trận miền Nam là Bác bảo đọc lại nhiều lần. Có lần Bác nói: “Bé Phượng biết hát không, hát Bác nghe một bài”. Bà hát xong bài “Câu hò bên bờ Hiền Lương”, Bác khen hay rồi vỗ tay... Trong lần máy bay hạ cánh ở Vũ Hán, Trung Quốc, các em nhỏ mang hoa ra tặng, một em bé quàng lên cổ Bác chiếc khăn quàng đỏ. Khi lên máy bay, Bác tặng lại Phi Phượng chiếc khăn đó làm kỷ niệm. Giờ đây gia đình xem chiếc khăn đó như kỷ vật quý.


    Nữ tiếp viên hàng không đầu tiên phục vụ Bác Hồ ảnh 2

                          Bà Phượng ngày nay


Những ngày đi công tác ở Bắc Kinh, sáng nào Phượng cũng được pha cà phê cho Bác. Mặc dù nước bạn phục vụ rất chu đáo, nhưng Bác vẫn thích ăn món canh chua nấu với cá lóc, thế là cô tự tay trổ tài nấu nướng của mình. Bữa ăn nào cô cũng được ngồi cạnh và được Bác gắp thức ăn cho.

Quân chủng Phòng không - Không quân với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã khôi phục xong và đưa chiếc máy bay lịch sử này vào trưng bày trong dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh nhật của Bác (19-5-2012). Bà Phượng hồi tưởng: “Khoang hành khách của máy bay có hai hàng ghế thường dành cho đoàn công tác, tiếp đến là chiếc giường của Bác với tấm rèm cửa, cạnh giường là chiếc bàn nhỏ để Bác làm việc. Còn chiếc giường ở phía đuôi máy bay dành cho tiếp viên và các anh trong tổ lái nghỉ ngơi”.

Theo CATP-M

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.