Nước mắt ngày hoàn lương: Bài 2- Đâu có lòng nhân hậu, ở đó có niềm tin
Quản lý phạm nhân trong các trại giam hẳn là một việc rất nan giải, bởi đó là những con người lầm lỡ xuất thân từ đủ loại thành phần trong xã hội. Làm sao đưa họ trở về với bản chất lương thiện vốn có, làm sao đưa họ tái hoà nhập cộng đồng mà không mặc cảm? Tất cả những điều đó là công việc của người quản giáo dưới sự lãnh đạo của Ban Giám thị các đơn vị trại giam.
Quản lý phạm nhân trong các trại giam hẳn là một việc rất nan giải, bởi đó là những con người lầm lỡ xuất thân từđủ loại thành phần trong xã hội. Làm sao đưa họ trở về với bản chất lương thiện vốn có, làm sao đưa họ tái hoà nhập cộng đồng mà không mặc cảm? Tất cả những điều đó là công việc của người quản giáo dưới sự lãnh đạo của Ban Giám thị các đơn vị trại giam.
Làm được như vậy, bên cạnh việc thực hiện những quy định, định chếđầy quyền uy, nghiêm khắc của luật pháp, cán bộ quản giáo còn phải có một trái tim thực sự thấu hiểu, nhân hậu, mới mong trả lại cho đời một tâm hồn lành lặn. Như tâm niệm của Đại tá, Giám thị Trại trưởng trại giam số 6 Nguyễn Viết Hoàn: "Trong bao nhiêu năm làm công việc của mình, tôi chỉ mong mỏi một điều, và chỉ một điều rằng, mỗi phạm nhân khi rời khỏi đây đều có thể chất lành mạnh và tâm hồn thanh thản khi tái hoà nhập với xã hội".
Và cũng như theo lời tự trào (nhưng có phần xúc động) của cán bộ quản giáo, cầu vai, quân hàm của người cán bộ quản giáo bao giờ cũng bạc hơn so với các lực lượng khác trong ngành Công an. Bởi suốt ngày họ phải dầu dãi, cùng phạm nhân lao động trên công trường đá, trên các cánh đồng, trong mọi phân xưởng sản xuất, lúc lao vào tận khắp hang cùng ngõ hẻm của mọi miền mà truy bắt tù trốn trại. Giáo dục, hoàn thiện lại từđầu một con người đã định hình nhân cách hẳn là một công việc hết sức khó khăn. Thế nhưng trọng trách đó đang hàng ngày, hàng giờđược những người làm công tác quản giáo gánh vác một cách có trách nhiệm.
Bữa cơm đầm ấm của gia đình phạm nhân trong ngày gặp mặt.
Trong sổ tay ghi chép của chúng tôi, đã ghi rất nhiều trường hợp phạm nhân, có người cải tạo tốt sắp được về, có người chưa thể về vì án còn dài, nhưng tất thảy đều tin tưởng, rất cố gắng phấn đấu cải tạo. Bởi có biết bao câu chuyện làm phạm nhân xúc động như lúc ốm đau, khi cơ nhỡ, cán bộđến tận nơi, nhường đồng lương ít ỏi của mình để sẻ chia, giúp đỡ. Tại trại 6, nguồn quỹ "Tương thân tương ái" do Ban Giám thị phát động trong toàn thể CBCS và phạm nhân đã được trên 54 triệu đồng, số tiền này được dành để mua quà cho những phạm nhân có hoàn cảnh đặc biệt.
Đại tá Giám thị Trại trưởng Nguyễn Viết Hoàn thường xuyên quan tâm đến phạm nhân, ngay từ những điều nhỏ nhất. Ông rất hay vào nhà ăn của các phân trại để kiểm tra, tự tay lấy môi múc canh, xúc cơm ăn thử. Việc này khiến tù nhân hết sức cảm động. Họ bảo nhau: "Lo mà cố gắng cải tạo để không phụ lòng "ban" Hoàn".
Hôm lên trại 6 dịp Hội nghị gia đình phạm nhân chuẩn bị cho đợt đặc xá 2/9, chúng tôi gặp giám thị Nguyễn Viết Hoàn đang nói chuyện với một thanh niên trẻ dưới hàng cây của trại. Đó là Trần Văn Cường (SN 1984, quê ở Từ Sơn- Bắc Ninh), cải tạo tại phân trại 1 từ 2005-2007 vì tội cướp tài sản. Năm 2008, bố mẹ cho vốn để mở công ty, hiện là GĐ công ty TNHH Tuấn Cường, chuyên về SXKD sắt thép. Cường vềđúng dịp đặc xá để thăm lại trại và nhờ trại trao lại một ít tiền cho những người đang cải tạo. Ông Hoàn rất thông hiểu về gia cảnh Cường, hỏi thăm sức khoẻ bố mẹ và con gái nhỏ của Cường, chứng tỏ vị giám thị này quan tâm rất sâu sát đến từng số phận con người đã vào đây và trở về.
Đại tá Nguyễn Viết Hoàn còn cho biết "Năm 2011, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08 của Đảng uỷ Cục V26 (nay là Tổng cục VIII) về tăng cường công tác giáo dục phạm nhân trong tình hình mới, Đảng uỷ, Ban Giám thị trại 6 luôn xác định công tác giáo dục phạm nhân là công tác đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phạm nhân chấp hành án, làm phạm nhân thay đổi nhận thức, thay đổi về nhân cách. Thông qua giáo dục để làm cho mỗi phạm nhân hiểu được chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, từđó giúp phạm nhân yên tâm cải tạo, trở thành những công dân lương thiện trở về với cộng đồng và xã hội".
Nội dung giáo dục cho phạm nhân có các chủđề vềđạo đức, lối sống, về pháp luật và kỹ năng sống (do Tổng cục VIII và Viện KHGD Việt Nam biên soạn). Chỉ trong 6 tháng đầu năm, trại 6 đã có trên 1.300 lượt phạm nhân đang thi hành án phạt, học xong chương trình giáo dục công dân. Ngoài ra có 45 phạm nhân vừa học xong chương trình xoá mù chữ...
Để các phạm nhân trở lại với cuộc sống bình thường, việc tổ chức lao động dạy nghề và truyền nghề cho họ có vai trò rất quan trọng. Tuỳđặc điểm tình hình nơi đơn vịđóng quân mà mỗi trại có những hình thức tổ chức ngành nghề phù hợp. Rất nhiều phạm nhân là những người lười lao động, không biết lao động, không quý trọng những giá trị do lao động làm ra, nên việc giáo dục họ thông qua lao động là việc rất có ý nghĩa.
Tại Trại 3 và Trại 6, phạm nhân được học rất nhiều nghề như khâu bóng, đan len mỹ nghệ, làm lông mi mắt giả, ngoài ra còn có mộc mỹ nghệ, điện, hàn, trồng trọt, chăn nuôi... Trại 6 còn liên hệ Trung tâm nấm Bắc Giang tổ chức cho phạm nhân học thêm nghề làm nấm. Ở phân trại 1 (trại 3), chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy khu vực làm mi mắt giả chỉ toàn đàn ông. Thượng tá Bùi Minh Châu, Phó Giám thị, giải thích: "Đây toàn là những phạm nhân có mức án nặng với những tội danh ít có tính người. Để họ làm lông mi cũng là một cách giáo dục họ tính kiên nhẫn, tỷ mỷđể giảm bớt sự hung hãn trong họ".
Đến tận cổng các phân trại để chứng kiến giờ phạm nhân xếp hàng 2 trong sự giám sát của cán bộ quản giáo đến khu sản xuất hoặc trở về khu giam giữ. Đến tận những nơi họ cặm cụi xếp từng sợi để thành một cặp lông mi giả, hoặc chăm chút, tài hoa cho những sản phẩm gỗ thật nghệ thuật, hay khâu bóng, đan len, cần mẫn trồng rau, trồng lúa..., có ai nghĩ rằng đây là những người đã từng một thời là nỗi khiếp đảm trong một xã hội bình yên. Khi tất cả sóng gió đang lặng dần trong mỗi tính cách nổi loạn đó, thêm sức cảm hoá từ sự quan tâm, bao dung của xã hội, từ lòng vị tha của mỗi cán bộ quản giáo họ gặp hàng ngày, cánh cổng nhà tù và hàng rào sẽ khép lại vĩnh viễn sau lưng của những người một thời lầm lạc đã được xã hội giáo dục, cảm hoá và bao dung đón nhận trở về.
(Còn nữa)
Trần Hải -Thành Chung