"Ốn nà" ở Na Khốm
(Baonghean) - Ốn nà” là cách gọi của người Thái về hình thức làm ruộng bằng cách lùa trâu bò đi đi, đi lại trong ruộng để làm tơi đất. Đây là hình thức làm ruộng đặc trưng từ xa xưa của đồng bào Thái ở một số huyện miền Tây Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong…
Cách Thị trấn Hòa Bình chừng 30 km, có một bản nhỏ của người Thái thuộc xã Yên Na hiện vẫn còn giữ hình thức làm ruộng “cổ xưa” này, đó là bản Na Khốm. Bản chỉ có 107 hộ dân với 439 nhân khẩu chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy.
Tuy đời sống đã phát triển nhưng bà con bản Na Khốm vẫn luôn duy trì việc “ốn nà” hay dùng cào gỗ để san bằng mặt ruộng... “Cả bản có 3,5 ha ruộng nước và đều duy trì cách làm như vậy vì điều kiện vùng đồi núi, hầu hết là ruộng bậc thang nên rất khó đưa máy móc vào sử dụng” - Trưởng bản Na Khốm, anh Lữ Công Thăng cho biết.
Một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được trong việc chuẩn bị cho vụ hè thu ở bản Na Khốm.
Người dân bản Na Khốm còn giữ cách làm ruộng truyền thống |
Dùng cào gỗ để làm phẳng mặt ruộng |
Dọn vệ sinh xung quanh ruộng, chuẩn bị cho việc “ốn nà”. |
Trẻ em cũng có thể tham gia vào “ốn nà”. |
HP - ĐT