Phận khó

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Hòe (Quỳnh Lưu)

Ông bà có với nhau năm mặt con, từng đứa, từng đứa lấy vợ gả chồng rồi ra riêng. Đứa nào lo phận đứa ấy, không giúp được cho cha mẹ nhiều. Ông bà chưa sửa được cái nhà, tuổi già đã đến mau. Ruộng nương chia gần hết cho con, ông bà chỉ kham được vài mảnh ruộng, lúa không đủ ăn hết mùa!

Ông mỗi năm hai mùa đánh cò vào độ tháng ba - tháng tư và tháng bảy - tháng tám. Mùa đánh én giêng hai, mùa bẫy chim sẻ cuối xuân - đầu hạ, đánh tép cá mùa nước lũ... Quanh năm suốt tháng lặn lội ngoài sông, ngoài hói. Ông biết mình có lỗi với đất trời, chim muông thế là đành giải nghệ. Mọi người đã quên cái tên thật của ông mà chỉ quen gọi là ông Hói, mặc nhiên bà cụ vợ ông cũng mang cái tên của chồng: bà Hói.

Bà có nương rau, ngày ngày đổ sức ra chăm lấy công làm lãi. Mảnh nương nhỏ, cằn cỗi cuối cùng cũng không phụ công người. Những rau muống, mồng tơi, rau dền, rau cải ... mùa nào thức ấy xanh mơn mởn. Bà bán được rau lại thêm đồng cau trầu, mắm muối.

Bận ấy, thằng con trai cả ăn nên làm nổi, về quê thấy cha mẹ cực nên xin phép ông rước bà lên nhà chơi mấy hôm. Anh em, con cái bàn mãi ông mới ậm ừ, miễn cưỡng nhìn bà theo con lên xe. Thế mà chỉ được mấy hôm, người ta trông thấy ông đứng ở ngõ, hết ra lại vào khóc hu hu như đứa trẻ rồi lăn đùng ra ốm. Thằng con trai chẳng biết làm thế nào, đành trả bà về với ông!

Minh họa: Nam Phong

Người ta vẫn nói “nuôi lợn ăn cơm nằm” thế mà đâu có dễ! Ông bà không có đồng vốn to để bắt của người làng đôi lợn về chăm, càng không có của nả đổ vào vỗ béo cho nó. Nhưng nuôi gà thì đồng vốn nhỏ mà lúc đói kém đã sẵn chuối, sẵn bèo. Thế là ông bà xoay sang gà.  Năm được dăm, mươi con; năm nhiều được vài chục con; có năm chết sạch vì rét dữ và dịch bệnh. Năm nay cả đàn gà chỉ còn sống sót đúng hai con, một mái, một trống. Lúc nào cũng quấn lấy nhau như vợ chồng. Ông lấy cái ống nứa chẻ ba thanh, dành ra một đoạn làm đỉnh và tay cầm, rồi vanh tròn mấy vòng quanh thân, trông như cái phễu chụp xuống đôi gà.

Bà thương chúng lắm! Bà biết vì đói nên con gà trống có lúc lần vào nương rau của bà bới giun. Bà chỉ xua chẳng bao giờ ném đất đá đuổi nó. Mỗi sáng, mỗi chiều bà gọi đôi gà về cho nắm thóc. Con trống mừng quýnh nhưng chỉ tục tục mấy tiếng trong cổ họng, rồi đứng canh chừng lũ chim sẻ cho con mái ăn, thỉnh thoảng nó lại cúi xuống nhặt vài ba hạt.

Tối 30 Tết, bà đang nấu bánh chưng dưới bếp, bỗng nghe tiếng gà kêu thất thanh “chéc chéc”. Thấy có động bà chạy ngay ra hồi, liền hốt hoảng:

- Ông ơi đứa nào bắt mất đôi gà rồi!

Ông Hói từ nhà trên chạy nhào xuống, đứng ngây ra một lát rồi chậm rãi:

- Mới đây tui còn nghe con gà trống gáy ... thế mà bây giờ...  thảo nào tui cứ
linh tính có chuyện chẳng lành.

Rồi ông quay sang trách bà.

- Tôi đã bảo rồi, làm thịt nó đi, trước là cúng giao thừa, sau là cho con cháu về nó ăn.

- Thì tôi nào có biết cơ sự thành ra thế này!

Bà Hói đứng sững bên ngưỡng cửa, nhìn cái lồng gà chỏng chơ, mớ thóc gạo còn lại đổ lẫn vào rơm rác và nước uống. Bỗng dưng đôi mắt bà chớp chớp nhỏ xuống mấy giọt nước mằn mặn, bà thấy sống mũi cay cay, từng hơi thở nặng nề. Bà nói trong tiếng nấc.

- Trời đất ơi! Kẻ trộm không thương người nghèo khó!

- Chậc! Thôi thì của đi thay người, còn người thì còn của, bỏ đi bà!

Cả hai người đều im lặng ngồi trông nồi bánh chẳng nói chẳng rằng. Ngoài trời bắt đầu đổ mưa, gió và rét căm căm. Tiếng chó sủa vu vơ như muốn xé toạc cả màn đêm dày đặc.  Một lúc sau bỗng con gà mái mơ không biết chui ra từ đâu hốt hoảng chạy nhào vào bếp.

Cả hai người đều mừng rỡ, bà Hói kêu lên:

- Sao mày thoát mà chạy về đây được hả con! Ông ơi, hay là kẻ trộm thương mình còn khó?

Ông Hói sững sờ một lát rồi vội đi lấy nắm thóc cho nó, thế mà nó chẳng màng ăn, cứ kêu “tục tục ta tục tác” mãi , hết nhảy lên bì trấu lại nhảy xuống đống củi... cứ dáo dác như tìm kiếm cái gì. Ông vẫn không rời mắt khỏi con gà, băn khoăn:

- Hay nó đi tìm con gà trống hả bà?

- Gượm đã!

Bà chăm chú quan sát thì thấy nó hay tới chỗ bó rơm bà dùng nhóm lửa, đứng lóng ngóng rồi nằm ệp xuống, lại kêu tục tác và nhảy lung tung.

- Đúng rồi, nó đòi ấp đấy mà! Nhà còn hai chục trứng, để tui làm cho nó cái ổ.
Đấy là số trứng mà bà dành dụm được, lúc túng thiếu không dám bán, lúc ốm đau cũng không dám ăn.

- Cha chả! Chẳng mấy chốc nữa, mình sẽ có một đàn gà thôi bà ạ! Để xem nào?

Ông đếm ngón tay lẩm nhẩm một lát:

- Chính xác là hai mươi ngày nữa!

Con gà mái mơ nằm yên trên cái ổ mới lót, dương đôi mắt tròn xoe hết nhìn bếp lửa lại nhìn chủ. Thỉnh thoảng, nó cúi xuống, dùng cái mỏ nhẹ nhàng đẩy từng quả trứng vào mình cho ấm.

Ông Hói ngửa cổ chỉ một hơi đã uống hết cút rượu, mặt đỏ bừng bừng. Rồi hứng chí ngâm một câu ca dao cổ:

Chớ lo phận khó ai ơi,

Còn da lông mọc còn chồi nảy cây...

Ông bà nhìn ổ gà, rồi lại nhìn nhau cười. Những vết chân chim đổ dồn trên khóe mắt. Ánh lửa hồng bập bùng tí tách, trên tường loang những vệt tối sáng. Chuông đồng hồ điểm 12 giờ. Cả hai như thấy mình trẻ lại, như quên hết những mất mát vừa qua. Bà nói gần như thủ thỉ:

- Tui với ông thêm một tuổi nữa rồi đó!

- Ừ!

Họ cứ ngồi thế cho tới sáng. Thỉnh thoảng, tiếng gà gáy vang xa vọng lại nghe mơ hồ...

N..T.H

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.