Phát huy tinh thần đoàn kết, từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội huyện Tương Dương

(Baonghean.vn) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Tương Dương lần thứ III.

Chiều 17/5, huyện Tương Dương tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019. 

Tham dự đại hội có đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bọ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; lãnh đạo huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi); lãnh đạo huyện Tương Dương và 150 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tham dự đại hội có đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; lãnh đạo huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi); lãnh đạo huyện Tương Dương và 150 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ảnh: Đào Thọ

Bước tiến trong thực hiện Chính sách Dân tộc

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Tương Dương có bước phát triển khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2018 đạt 7,8% (bình quân  2,34%/năm), thu nhập bình quân đầu người 27 triệu đồng/năm.

Các đại biểu
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về thành tựu kinh tế - xã hội huyện Tương Dương. Ảnh: Đào Thọ

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng  giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản (từ 36,3% năm 2014 xuống 10,9% năm 2018) và tăng tỷ lệ công nghiệp - xây dựng (từ 31,3% năm 2014 lên 69,5% năm 2018, bước đầu hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 45,39% (năm 2014), xuống còn 30,48% (năm 2018).

Lãnh đạo Ban Dân tộc và huyện Tương Dương trao đổi với đại biểu bên lề Đại hôi. Ảnh: Đào Thọ
Lãnh đạo Ban Dân tộc và huyện Tương Dương trao đổi với đại biểu bên lề Đại hội. Ảnh: Đào Thọ

Cơ sở hạ tầng văn hóa - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, 18/18 xã, thị trấn có thiết chế văn hóa thông tin, trong đó có 04 xã đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2017 - 2018 đạt 97,8%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,86%, có 26 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% xã, thị trấn có trạm y tế  khang trang, kiên cố, 15 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào (Tương Dương) năm 2019. Ảnh: Công Kiên
Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào (Tương Dương) năm 2019. Ảnh: Công Kiên

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS luôn được quan tâm từ khâu quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng. Số lượng cán bộ công chức, viên chức người DTTS tính đến năm 2018 có hơn 1.200 người, chiếm 54,94% tổng số cán bộ công  chức toàn huyện…

Khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh

Trên cơ sở đó, huyện Tương Dương đề ra mục tiêu tổng quát về công tác dân tộc đến năm 2025 là: khai thác hợp lý, có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh nhằm phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh
Đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh yêu cầu các cấp chính quyền, nhân dân và bà con các dân tộc huyện Tương Dương phát huy tinh thần đoàn kết và lợi thế sẵn có để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Đào Thọ

Từ đó, đặt mục tiêu phấn đấu tổng giá trị sản xuất đạt gần 9.155 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt từ 35- 40 triệu đồng/năm; hạ tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp xuống còn 25%, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng lên 28 % và tỷ trọng dịch vụ lên 47%. Đồng thời, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%, phấn đấu 100% số trường đạt chuẩn quốc gia và 100%, xã đạt chuẩn quốc gia về thiết chế Văn hóa – Thông tin – Thể thao…

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trao tặng  Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Đào Thọ
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh trao tặng Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Đào Thọ

Tại Đại hội, các đại biểu tham gia thảo luận về các vấn đề đẩy mạnh xây dựng đại đoàn kết; giáo dục truyền thống văn hóa trong nhà trường; phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong đấu tranh phòng chống truyền đạo trái pháp luật; đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy; xây dựng điển hình phát triển kinh tế; chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng…

Dịp này, 34 đại biểu chính thức, 2 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ III. Đồng thời, 9 cá nhân được Ủy ban Dân tộc Trung ương tặng Kỷ niệm chương Vì sự phát triển các dân tộc; 2 tập thể, 15 cá nhân được Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen và 7 tập thể, 24 cá nhân được nhận Giấy khen UBND huyện vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc. 

Huyện Tương Dương nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có diện tích tự 280.777,68 km2 (chiếm 17%), có 17 xã, 01 thị trấn với 154 bản làng, trong đó 4 xã biên giới và 1 cửa khẩu quốc tế tại xã Tam Hợp với 67,069 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào. Tòa huyện hiện có 18.078 hộ (75.166 khẩu), đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,9%. Trong đó, dân tộc Thái 71, Khơ mú 13,2%, Mông 3.626 4,8%, Thổ ( Tày Poọng) 1,1% và Ơ Đu 0,47%.
Huyện Tương Dương nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có diện tích tự 280.777,68 km2 (chiếm 17%), có 17 xã, 01 thị trấn với 154 bản làng, trong đó 4 xã biên giới và 1 cửa khẩu quốc tế tại xã Tam Hợp với 67,069 km đường biên tiếp giáp với nước bạn Lào. Toàn huyện hiện có 18.078 hộ (75.166 khẩu), đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 89,9%. Trong đó, dân tộc Thái 71%, Khơ mú 13,2%, Mông 3.626 4,8%, Thổ ( Tày Poọng) 1,1% và Ơ Đu 0,47%. Ảnh: Google Maps

tin mới

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Giải Marathon Về miền Sơn cước được tổ chức tại huyện Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Kỳ Sơn làm du lịch!

(Baonghean.vn) - Huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn là vùng đất mang đậm giá trị bản sắc, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương đã và đang chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hoạt động quảng bá.

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

(Baonghean.vn) - Ngày 13/3, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Nghệ An phối hợp với huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh cùng đại diện nhà tài trợ tổ chức trao tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ trên địa bàn.

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(Baonghean.vn) - Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn. Hội Phụ nữ các cấp và hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các địa phương và tạo ra nhiều giá trị sống cho chính hội viên, phụ nữ.

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(Baonghean.vn) - Do hoàn cảnh quá khó khăn, nên dù đã về nhà chồng ở và có với nhau đứa con trai 7 tháng tuổi, nhưng cặp đôi trẻ vẫn chưa thể tổ chức đám cưới. Cả 2 dự định sau chuyến vào miền Nam làm thuê này sẽ về làm đám cưới, nhưng không may gặp nạn giữa đường.