Phố biệt thự trên làng lúa

(Baonghean) Từ một xã nghèo, Đô Thành (Yên Thành) trở thành một trong những xã được coi là giàu nhất huyện và có tiếng trong tỉnh. Xã hiện có trên 300 tỷ phú, 2.000 biệt thự từ 2-4 tầng, 200 xe ô tô các loại. Tất cả là nhờ xuất khẩu lao động.

Đô Thành trước đây thuộc xã nghèo nhất huyện Yên Thành. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa. Thế nhưng, do đây là vùng đất nhiễm mặn, phèn chua, nắng thì hạn mà mưa thì ngập úng nên thường xuyên xảy ra mất mùa. Người dân cũng xoay xở với nhiều nghề như: đồng nát, mộc, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng xem ra vẫn không có hiệu quả. Khi Nhà nước có chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động, người dân nơi đây đã nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, rủ nhau xuất ngoại làm ăn. Sau một vài năm ở nước ngoài, thấy làm ăn được, nhiều người đã tìm cách đưa anh em, người thân đi để cùng nhau làm giàu. Cứ thế, số con em của Đô Thành mỗi năm đi nước ngoài càng nhiều. Có những gia đình 4 - 5 người đi Đức, Anh, Hàn Quốc... như hộ ông  Nguyễn Đức Hòe,  ông Trung, ông Sơn, ông Yên, ông Trần Văn Bính...

                                Một góc phố biệt thự trên làng lúa Đô Thành.

Ngoài xuất ngoại sang các nước châu Âu, châu Á, hiện nay hơn 500 thanh niên xã  Đô Thành còn sang Lào làm ăn.  Anh Nguyễn Hùng, một người đi buôn ở Lào, cho  biết: “Sang Lào, người dân chúng tôi chủ yếu làm xây dựng, đi bán hàng rong. Nhiều người đã thành lập các công ty đưa các mặt hàng của Việt Nam được người dân Lào ưa thích như hàng điện tử, đồ nhựa, đồ nhôm, chăn, ga, gối, đệm... Nói chung thu nhập rất khá”.

Ông Hồ Chí Cường, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Đô Thành có 3.000 hộ, 8.000 lao động nhưng có tới 2.000 người đi làm việc, buôn bán ở nước ngoài. Nhờ nguồn lao động này mà xã trở nên trù phú, giàu có, đời sống của bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ rệt”.

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tới xã Đô Thành  là sự giàu có, trên 95% số hộ trong xã có nhà xây mái bằng kiên cố, nhà cao tầng mọc lên san sát; hàng chục chiếc xế hộp nối đuôi nhau đậu san sát hai bên đường; trường học, trạm y tế... khang trang sạch đẹp; đường làng được bê tông hóa. Ông Hồ Chí Cường - Chủ tịch UBND xã, khẳng định: “Có được bộ mặt như ngày nay là nhờ... xuất ngoại. Toàn xã hiện có 2.000 nhà hai tầng trở lên. Xế hộp có trên 100 chiếc, xe tải, bán tải hơn 100 chiếc. Thu nhập đầu người 23 triệu đồng/năm”, ông Cường nói.

Đến ngôi biệt thự 4 tầng của ông Hòe xóm Phú Vinh, chúng tôi thấy choáng ngợp bởi sự sang trọng và đồ sộ của nó. Theo anh Nguyễn Thắng - một chủ thầu xây dựng, thì biệt thự ông Hòe có giá xây dựng phải trên 30 tỷ đồng. Ông Hòe tâm sự : Trước đây nhà ông cũng nghèo lắm, nhưng nhờ 3 đứa con đi Tây nên mới có cuộc sống khá giả như hôm nay.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện ở xã Đô Thành có hơn 300 tỷ phú, nhiều người trong số họ sau nhiều năm làm ăn ở nước ngoài đã trở về thành lập công ty ngay trên chính quê hương, tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động trong và ngoài xã như: Công ty Xây dựng Thành Long, Công ty TNHH Trung Thành. Công ty xây dựng Tân Phú... Đặc biệt, có anh Lê Văn Thịnh đã xây dựng Tổ ấm Thiện Tâm - nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi lang thang, cơ nhỡ.

Cũng theo ông Hồ Chí Cường, dù sống trong môi trường đủ đầy về vật chất nhưng con em Đô Thành  vẫn phát huy đức tính tiết kiệm, cần cù, siêng năng và nuôi ý chí thăng tiến của mình. Hàng năm, xã có trên 150 em thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Điều đáng mừng hơn, người Đô Thành khi xa quê trở về, dù ít nhiều cũng đều tự nguyện góp phần xây dựng quê hương.

Theo Chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Tiến Lợi, huyện có hơn 1 vạn người đi xuất lao động. Hai xã có số người đi lao động nhiều nhất là Sơn Thành (1.750 người) và Đô Thành (2.000 người). Hàng tháng, người dân Yên Thành từ nước ngoài gửi tiền về rất nhiều. Từ năm 2005, huyện đề nghị tỉnh cho mở dịch vụ gửi tiền từ nước ngoài về Ngân hàng Nông nghiệp huyện. Mỗi năm các lao động gửi qua dịch vụ ngân hàng này 13 triệu USD, gửi qua các dịch vụ tư nhân 12 triệu USD, tổng ngoại hối hàng năm là 25 triệu USD.

Tiến Dũng (Văn Thành, Yên Thành)

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.