Phòng chống cúm (H5N1) lây lan từ gia cầm sang người

(Baonghean) - Dịch cúm gia cầm lây sang người do tiếp xúc với gia cầm và chất thải gia cầm nhiễm bệnh (trong khi chăn nuôi, vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...) hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi rút cúm A(H5N1). Do ăn tiết canh, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín... Các biểu hiện khi người bị nhiễm vi rút cúm A(H5N1) rất giống với các triệu chứng của bệnh cúm thông thường. Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ; Đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay, đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc mắt, có thể nổi hạch;  Ho hoặc ho khan;  Khó thở...

Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ tạng và tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh là biện pháp quan trọng. Để chủ động phòng bệnh chúng ta cần thực hiện 4 biện pháp khẩn cấp sau:

1. Tăng cường vệ sinh ăn uống: Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ; Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh; Không ăn tiết canh; Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết.

2. Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn;  Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, để nâng cao khả năng phòng bệnh;  Nên thay, giặt quần áo, rửa giày dép hàng ngày.

3. Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe;  Không cho gà đấu chọi, không xem chọi gà; Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín;  Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm;  Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.

4.  Hãy đến ngay cơ sở Y tế: Sốt cao trên 380C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi...Cần đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc điều trị ở nhà.

Tuân thủ nghiêm khi trong gia đình có người nhiễm cúm A(H5N1):  Đưa người bệnh đến cơ sở Y tế để điều trị kịp thời;  Những người sống trong cùng gia đình cần đến cơ sở Y tế để xét nghiệm;  Sử dụng thuốc kháng vi rút theo chỉ định của thầy thuốc;  Phải khử trùng, vệ sinh nhà cửa theo hướng dẫn của cơ quan Y tế;  Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang.

Khi có đại dịch cúm xảy ra ở người: Theo dõi thông tin về đại dịch cúm trên vô tuyến, đài phát thanh hoặc gọi điện cho đường dây nóng để biết thông tin mới.

Quỳnh Trang ( Trung tâm TT GDSK)

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.