Phòng, tránh tai nạn thương tích ở trẻ em: Trang bị kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
Hàng năm, cả nước có gần 8.000 trẻ em và vị thành niên bị tử vong do tai nạn thương tích (TNTT). Riêng Nghệ An, năm 2009 (TNTT) 989 em, 2010 là 760 em và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, con số này đã lên đến mức đáng báo động là 787 em.
Có nhiều nguyên nhân thương tích dẫn đến tử vong của trẻ em, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi. Đuối nước là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ có độ tuổi từ 1-15, trong khi tai nạn giao thông là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ vị thành niên từ 15- 18. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do ngộđộc, ngã, bỏng, động vật cắn...Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 63 trẻ em bị tử vong do đuối nước.
Trẻ em tắm sông dễ bịđuối nước. (ảnh minh hoạ)Ảnh: Lê Bá Liễu
Có thể dẫn chứng một số trường hợp như: 9 giờ sáng 23/6/2011, trên dòng sông Cấm gần ba ra xã Nghi Quang và Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc), 3 em nhỏ là Nguyễn Thị Thương (9 tuổi, học sinh lớp 3 Trường tiểu học Nghi Thiết) cùng hai chị em ruột là Nguyễn Thị Huế (6 tuổi, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nghi Thiết) và Nguyễn Bá Hiệp (4 tuổi, học sinh mẫu giáo) rủ nhau ra sông Cấm tắm. Bất ngờ gió to sóng lớn, 3 chị em không biết bơi nên bị sóng đánh chìm. Hay vào sáng 5/7/2011, tại cửa biển Lạch Quèn, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu), 2 em Lê Thị Mến (13 tuổi) và Bùi Thị Trang (14 tuổi) bị thuỷ thần cuốn trôi trong lúc đi cào nghêu, ngày 28/4/2011, các em học sinh lớp 3 Tiểu học Nghi Tân Thị xã Cửa Lò được nghỉ học rủ nhau ra sông tắm và 2 em đã bị chết đuối.
Ông Đoàn Hồng Vũ- Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, cho rằng: Sự quản lý, giáo dục trẻ em hiện nay của nhiều gia đình chưa đúng mức, thiếu quan tâm, quản lý giám sát đến các hoạt động của trẻ. Đây chính là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ TNTT ở trẻ em gia tăng. Thậm chí, tỷ lệ trẻ bị TNTT ngay trong gia đình cũng xảy ra không nhỏ. Ví dụ như, tai nạn bỏng gây ra cho trẻ có nguyên nhân bất cẩn của người lớn như: để các vật dễ gây bỏng ở các vị trí không thích hợp (đèn dầu, phích nước sôi... trong tầm tay của trẻ), không quan tâm để mắt tới trẻ...
Ngay từđầu năm 2011, đặc biệt là trước khi bàn giao học sinh về hè, Sở Lao động có hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì trẻ em và quản lý, bảo vệ trẻ em trong dịp hè đến tận cơ sở, thôn xóm với chủđề: "Vì môi trường an toàn, thân thiện và lành mạnh cho trẻ em"; tổ chức các hoạt động tham vấn cho gia đình, cộng đồng, giáo dục cho trẻ em kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích.
Đặc biệt, Sở Lao động, TBXH đã ban hành Công văn số 1368 ngày 9/8/2010 về việc xây dựng mô hình "Ngôi nhà an toàn" ở 6 xã thuộc các huyện Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong và Thị xã Cửa Lò. Đến nay, toàn tỉnh có 14/20 huyện, thành thị xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2011- 2015.
Đối với các huyện được xây dựng mô hình "Ngôi nhà an toàn", 90% gia đình được tuyên truyền cách phòng, tránh tai nạn thương tích và có hơn 50% các hộđã thay đổi hành vi, có ý thức để trẻ em ở những nơi an toàn, biết cách phòng, tránh những nơi nguy hiểm.
Nhìn chung, công tác phòng tránh TNTT cho trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn tập trung chủ yếu trên địa bàn thành thị, trong khi sự hiểu biết về phòng, tránh TNTT cho trẻ em của nhân dân vùng nông thôn, vùng miền núi còn rất hạn chế.
Để phòng, tránh TNTT trẻ em cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi người về các kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ, phòng, tránh những nguy cơ gây TNTT.
Hướng dẫn địa phương tuyên truyền và vận động xây dựng gia đình đạt tiêu chuẩn ngôi nhà an toàn cho trẻ em, cộng đồng an toàn và trường học an toàn, đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em tại địa phương và hỗ trợ những nạn nhân, gia đình rủi ro bị tai nạn thương tích.
Thu Hương