Phục dựng Đền thờ Nguyễn Biểu – Có nên để dân tự làm ?

(Baonghean.vn) - Nguyễn Biểu làm quan vào thời Hậu Trần, quê ở làng Bình Hồ, huyện La Sơn, trấn Nghệ An. Ông đỗ Thái học sinh cuối thời Trần. Khi Trần Trùng Quang lên ngôi, Nguyễn Biểu được phong chức Điện tiền thị ngự sử. Ông lưu danh trong sử sách bằng tấm gương trung thần, nghĩa liệt.

  

Khi giặc Minh sang xâm lược, ông phò giúp Trần Quý Khoáng (Trùng Quang đế) tổ chức lực lượng khởi nghĩa nhà Hậu Trần, năm 1413 quân Minh vào uy hiếp Nghệ An, vua Trần đã sai Đài quan Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, bị Trương Phụ giữ lại. Để thử lòng ông, Trương Phụ dọn “cỗ đầu người’’, ông ung dung móc mắt ăn và tức cảnh làm bài thơ “Ăn cỗ đầu người” nổi tiếng, thấy thế Trương phụ tha cho đi, song Phan Liêu đã can ngăn Trương Phụ và bắt ông trở lại.

 

Trước khí phách của ông, giặc đã giết ông bằng việc buộc vào chân cầu bên bờ sông Lam để thuỷ triều dâng lên dìm chết. Đó là vào ngày 1/7 năm Quý Tỵ (1413). Tướng giặc Trương Phụ sau khi hèn hạ giết ông đã phải thốt lên: "Thật là một bậc tráng sĩ, là một hào kiệt nước Nam". Chuyện xảy ra khi Trương Phụ nhà Minh đóng quân ở núi Nghĩa Liệt thuộc đất Nghệ An; Trùng Quang đế đắp thành phía nam Chi La đối lũy với nhau…

Sau nhiều ngày công lao động, người dân xóm 8 – Hưng Xuân đã có một nơi để thắp hương tưởng niệm Nguyễn Biểu.

 

Sau chiến thắng giặc Minh, nhân dân miền Nghệ An - Hà Tĩnh lập đền, miếu thờ Nguyễn Biểu. Vua Lê Thái Tổ truy phong ông là Nghĩa vương. Các triều đại sau cũng đều truy phong ông làm Phúc thần. Ở làng Yên Thái (nay là xóm 8 xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên) có đền thờ Nguyễn Biểu nằm sát bên dòng sông Lam, qua bao năm tháng với nhiều biến động của lịch sử và thiên tai, nay chỉ còn lại một bãi đất và mấy bức tường đổ nát. Thời gian qua, nhân dân địa phương đã góp công, góp của tu sửa lại đền.

 

Ông Nguyễn Xuân Tứ - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Hưng Xuân- Hưng Nguyên cho biết: Năm 2007 từng có một cuộc hội thảo về Nguyễn Biểu được tổ chức ở TP.Vinh, người dân quê tôi ai cũng nghĩ sớm muộn gì đền thờ của cụ Nguyễn Biểu cũng được phục dựng, thế nhưng mãi mà vẫn không thấy. Với mong muốn có được một nơi thờ cúng ông, người dân xóm 8 xã Hưng Xuân đã góp công, góp của để sửa sang, phục dựng lại nơi thờ tự của Cụ. Biết là làm như thế này không xứng tầm với di tích lịch sử, nhưng người dân tự nguyện góp được từng nào thì làm từng đó thôi !

                     Làm đường từ bờ đê sông Lam để đi xuống khu vực miếu thờ.

                                  Thanh niên thì tham gia đào đất, đắp nền.

 

Ông Nguyễn Văn Hùng ở xóm 8, Hưng Xuân, cho biết thêm: Để sửa sang lại khu vực xung quanh ngôi đền cũ, người dân đã đóng góp hàng trăm ngày công, có những ngày có đến hơn 50 người cùng tham gia đào đắp, san nền, làm đường đi và dọn vệ sinh ở khu vực xung quanh đền. Người thì góp cái lư hương, người thì vài tạ xi măng, người nào biết làm thợ xây thì tham gia tu sửa lại phần miếu thờ, chị em phụ nữ tham gia làm vệ sinh, thanh niên trai tráng thì đào đất, san nền…

 

Việc bà con xóm 8 xã Hưng Xuân tự nguyện phục dựng lại đền thờ Nguyễn Biểu là việc làm đáng trân trọng. Bởi về khách quan, những năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã làm tốt công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của người dân trong việc đóng góp kinh phí, ngày công để tôn tạo, tu sửa các di tích lịch sử, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thúc đẩy phát triển du lịch. Việc khôi phục, lưu giữ và phát huy giá trị các di tích lịch sử là việc làm cần thiết để tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau về truyền thống lịch sử của quê hương, dân tộc. Tuy nhiên, để khôi phục lại một di tích như đền thờ Nguyễn Biểu ở xã Hưng Xuân, theo quy định cần phải qua rất nhiều trình tự với sự vào cuộc khảo sát, tham vấn về chuyên môn của ngành chức năng và sự cho phép của cấp thẩm quyền.

 

Vì vậy, về phía bà con nhân dân xóm 8 xã Hưng Xuân cần phải tiến hành phục dựng đền một cách hợp lý. Về phía chính quyền các cấp, nên chăng sớm vào cuộc để giúp người dân được đáp ứng nguyện vọng thành kính, tri ân với bậc danh thần trung liệt Nguyễn Biểu, mà tấm gương hy sinh vì nước vì dân của ông mãi trường tồn cùng lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của Dân tộc. Mặt khác, là để đền thờ Nguyễn Biểu phát huy đúng nghĩa là một di tích lịch sử trong ý nghĩa giáo dục truyền thống cho hậu thế mai sau./.

Thùy Vinh

tin mới

GS Nguyễn Xiển

Giáo sư Nguyễn Xiển - một người Vinh lỗi lạc

(Baonghean.vn) - Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 – 1997) là “một trí thức yêu nước, yêu dân chủ và tiến bộ” như ông từng xác nhận. Ông đến với Cách mạng như một lẽ tự nhiên của một người yêu nước và vì kính trọng, tin tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

Thành cổ Vinh trong trái tim cư dân đô thị

(Baonghean.vn) - Khi được hỏi về một biểu tượng của thành Vinh, rất nhiều người có cùng câu trả lời: Thành cổ. Trải qua bao thiên biến của thời gian, những đổi thay của thời cuộc, Thành cổ vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc giữa trái tim thành phố, trong trái tim của tất cả cư dân đô thị Vinh.

 Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

Hiệu quả xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa ở Nghi Lộc

(Baonghean.vn) -Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Nghi Lộc đã chú trọng triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao cả về chất và lượng của phong trào phát triển văn hóa ở cơ sở; đặc biệt trong xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa.

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.