Mang "phao" vào phòng thi bị phạt 10 triệu đồng
Theo Dự thảo Nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hành vi mang các vật dụng không được phép vào khu vực thi, chấm thi bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.
Bộ GD&ĐT vừa gửi Tờ trình và Dự thảo Nghị định đến các Sở giáo dục và đào tạo, các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo.
Theo đó với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ phải chịu một trong các hình thức xử phạt tiền ở mức cao nhất 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Dự thảo cũng quy định rõ hành vi, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng sự việc thẩm quyền, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh trong trong lĩnh vực giáo dục.
Thí sinh dùng phao thi có thể sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng
Đối với chức năng của thanh tra viên giáo dục đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa là 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa là 50 triệu đồng. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền có quyền phạt tiền đến mức tối đa là 70 triệu đồng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền phạt tiền đến mức tối đa là 50 triệu đồng. Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT có quyền phạt tiền đến mức tối đa là 100 triệu đồng.
Tuỳ vào tính chất, mức độ có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: tước quyền sử dụng quyết định cho phép thành lập, quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy, giáo dục có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất.
Ngoài ra theo quy định trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc giải thể cơ sở giáo dục hoặc chấm dứt hoạt động giáo dục; Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi; Buộc thực hiện giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, làm luận văn, luận án bổ sung đủ nội dung, chương trình quy định; cung ứng tài liệu, thiết bị theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Buộc hủy bỏ quyết định hoặc quy định trái thẩm quyền; Buộc khôi phục quyền lợi học tập của người học, bảo đảm quyền của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trái phép; Buộc hoàn trả người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức hoàn trả do hành vi vi phạm hành chính gây ra; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất các sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị giáo dục đã nhập khẩu trái phép…
Các trường hợp bị phạt: |
Theo media - LY
;
Các tin khác
- Những điều cần biết tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 ra mắt phiên bản điện tử(15/03/2013)
- Phân chia khu vực tuyển sinh ĐH, CĐ 2013(17/03/2013)
- Một đêm, Khởi My “kiếm” đủ 800 triệu đồng(17/03/2013)
- Vận hành Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất thế giới(18/03/2013)
- Một số lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký dự thi(18/03/2013)
- Khai mạc Hội thi GV dạy giỏi chuyên đề ngoại ngữ cấp tiểu học(18/03/2013)
- 50 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề Quốc gia(19/03/2013)
- Các mỏ vàng trên Trái Đất hình thành như thế nào?(19/03/2013)
- Xe chạy từ không khí lỏng(20/03/2013)
- Nhiều trường công bố thông tin tuyển thẳng đại học, cao đẳng 2013(20/03/2013)
.
.
.
.
.