Quả hồng: Vị thuốc thanh nhiệt tiêu độc

22/07/2013 18:22

Quả hồng là loại hoa quả ăn ngon và là một vị thuốc quý.

Quả hồng vị ngọt, chát, hơi hàn, không độc, hồng xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải rượu, tiêu độc, hồng chín có tác dụng bổ suy, kiện vị, hạ huyết áp và nhuận phế.

Quả hồng là một vật quý giá, trước tiên là bột trắng trên quả hồng. Nó là sản phẩm phụ để làm hồng khô, bột trắng thể hiện ở bên ngoài hồng khô, là tinh hoa trong quả hồng, trong chứa cam tần bì, đường glucose, đường hoa quả, đường mía... tính vị ngọt mát, vào phổi, dạ dày, có thể thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận táo, có thể trị các bệnh lưỡi có mụn, họng khô đau, viêm khí quản, phổi nhiệt và khạc ra máu.

Quả hồng tính vị đắng bình, chứa nhiều hóa chất có tác dụng tốt, có thể hạ nghịch khí, từ ác tâm, có thể trị bệnh hay nấc, y khí, từ ác tâm không khỏi và đi tiểu đêm. Lá hồng làm thành trà lá hồng, có thể dùng làm trà hay trộn lẫn lá trà uống, là một loại nước uống tốt cho sức khỏe.

Khi dùng hồng cần chú ý, những người bị ngoại cảm phong hàn, trung khí suy hàn, ngực bụng trướng, sau khi sinh, bị bệnh, trẻ em sau khi bị đậu mùa đều không thích hợp ăn hồng.

Sau đây là một số bài thuốc dùng hồng làm vị

Bài 1: Nhị bì thang: Vỏ hồng 9g, thăng ma 9g, bí đao 30, gừng khô 6g. Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống vào buổi sáng, tối. Dùng cho hàn thấp tả tiết.

Bài 2: Trà lá hồng: Hồng gần chín, mật o­ng đều 200g. Hồng rửa sạch, bỏ cuống cành, thái nhỏ giã nát, lấy vải vắt nước, lấy nước cho vào nồi, trước tiên để lửa to sau nhỏ sắc đến khi đặc, cho mật o­ng, lại sắc đến khi đặc quánh, tắt lửa để nguội cho vào bình, uống với nước nóng, mỗi lần 1 thìa canh, ngày uống 3 lần.

Tác dụng: hạ chỉ hoạt huyết, chủ trị bệnh tim mạch.

Bài 3: Lá hồng 9g, hoàng cầm 9g. Phơi khô, nghiền nhỏ, mỗi lần 3g, uống bằng nước ấm.

Tác dụng: Thanh gan, mát máu, cầm máu, có thể dùng trước kỳ kinh nguyệt.

Bài 4: Hồng khô 30g, đường đỏ 50g, pha nước uống. Tác dụng: Trị tiêu huyết.

Bài 5: Cuống hồng 10 cái, sắc nước uống thay trà. Tác dụng: Trị bệnh hay nấc.

Bài 6: Hồng khô 2 quả, thái nhỏ trộn với gạo nấu chín ăn liên tục 2 ngày. Tác dụng: Trị ác tâm buồn nôn.

Bài 7: Cuống hồng 10g, đinh hương 5g, quất tử bì 10g, gừng sống 2 miếng, sắc nước uống. Tác dụng: Trị nấc.

Bài 8: Hồng khô trắng 2 quả, gạo lức 50g, đường trắng vừa đủ, trước tiên lấy hồng khô thái miếng khoảng 4cm, gạo vo sạch cho vào nồi, cho khoảng 1.000ml nước nấu thành cháo. Tác dụng: Trị tả kiết lỵ.

Bài 9: Hồng chín 1 quả rửa sạch, bỏ cuống cắt thành 8 miếng cho vào nồi, cho rượu trắng vào đun sôi, để lửa nhỏ ninh cho đến khi hồng chín nhừ là được. Tác dụng: Trị ho ra máu, nôn ra máu.

Chú ý: Trong quả hồng có chứa nhiều nhựa phenol và nhựa quả, có dược tính, nếu ăn không đúng sẽ dẫn đến những bệnh có hại cho sức khỏe, vì vậy khi ăn hồng cần lưu ý:

- Không ăn hồng khi bụng đói, vì khi đói khi nhựa phenol và axit trong dạ dày hoặc axit thực vật đông đặc lại thành khối cứng, làm bụng trướng to, dễ gây táo bón, hoặc với người già dễ gây tắc ruột.

- Không được ăn hồng với cua, vì protein trong cua sẽ lắng lại, đông đặc thành chất khó tiêu hóa, nếu chất đông đặc lưu lại lâu trong đường ruột sẽ lên men, làm cho người ăn xuất hiện buồn nôn, bụng trướng, đau bụng, tả... đó là ngộ độc thực phẩm.

- Không được ăn hồng cùng với các loại khoai, vì sau khi ăn các loại khoai (khoai lang, khoai tây...) trong dạ dày sẽ sản sinh ra muối axit, trong hồng chứa nhiều xenlulo, nhựa phenol, nhựa quả và nước muối axit kết hợp lại càng dễ đông đặc thành kết thạch trong dạ dày.


Theo Sức khỏe & Đời sống - NT

Mới nhất

x
Quả hồng: Vị thuốc thanh nhiệt tiêu độc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO