Quan tâm hỗ trợ học sinh vùng khó: Niềm vui "gạo 36" ngược ngàn

(Baonghean) - Bắt đầu từ những phản ánh đa chiều về chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với học trò vùng khó, nhân đầu năm học mới 2015 - 2016, phóng viên Báo Nghệ An có chuyến “ngược ngàn” tìm hiểu về vấn đề trên; trong đó có việc phân bổ gạo hỗ trợ học trò vùng khó theo Quyết định 36/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mà giáo viên vùng cao thường gọi là “gạo 36”... 
Ngày đầu tháng 9/2015, cán bộ, nhân viên Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh vận chuyển "gạo 36" lên các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông... Chúng tôi có mặt tại Thị trấn Hòa Bình của huyện núi Tương Dương, cán bộ Phòng GD&ĐT cho hay đang chuyển "gạo 36" từ xe của Cục Dự trữ Nhà nước sang các xe bán tải để chuyển vào các điểm trường. Hỏi để vào các điểm trường thuộc vùng lòng hồ Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ, thầy Thái Lương Thiện - cán bộ phụ trách mảng giáo dục miền núi, bảo: Để vào hai xã Nhôn Mai, Mai Sơn phải ngược huyện Kỳ Sơn, qua các xã Phà Đánh, Huồi Tụ, Mỹ Lý..., đường đèo dốc xa xôi, dịp này lại hay có mưa dông vần vũ vào các buổi chiều, thế nên xe chở gạo đã khởi hành từ 4h30’ sáng. Riêng với xã Hữu Khuông thì phải đi bằng đường thủy, nhưng ngặt nỗi mùa này mực nước còn nhỏ. Nếu thuyền vào, phải cập bến cách trường hơn 1km, ở đó không có điểm dân cư nên vận chuyển gạo vào trường hết sức khó khăn. Vậy nên Phòng Giáo dục huyện đã quyết định tạm thời chậm giao gạo, nhưng không lo các em học sinh đói vì phòng đã chỉ đạo cho trường chuẩn bị gạo ăn cho các em trong nửa tháng, chắc đủ để lúc nào mực nước lòng hồ lên cao sẽ kịp chuyển “gạo 36” vào.
Niềm vui của học sinh Trường THCS Tam Hợp (Tương Dương) khi được nhận gạo hỗ trợ.
Niềm vui của học sinh Trường THCS Tam Hợp (Tương Dương) khi được nhận gạo hỗ trợ.
Dự định vào 3 xã vùng lòng hồ không thành, chúng tôi lựa chọn điểm đến là xã biên giới Tam Hợp của Tương Dương. Ấy bởi vì nơi đây có nhiều bản nằm cách xã trung tâm xã từ 5 - 10km, đường sá đi lại hết sức vất vả. Đúng 10h ngày 8/9, chúng tôi cùng chiếc xe bán tải chở "gạo 36" bắt đầu chuyến hành trình vào với học sinh ở xã Tam Hợp. Từ Thị trấn Hòa Bình đến trung tâm xã Tam Hợp khoảng 22km, trong đó chỉ có khoảng 5km đường nhựa (QL7), còn chủ yếu dốc núi lởm chởm đá. Chiếc xe bán tải ỳ ạch, lắc lư vượt lên những con dốc dựng đứng, một bên là vách núi, một bên vực sâu hút. Người lái xe, anh Nguyễn Quang Nam có nhiều năm kinh nghiệm ra vào trên tuyến đường này, cũng chỉ đi với vận tốc 5 - 7 km/h... “Các thầy đã dặn, an toàn là trên hết, cốt sao đảm bảo chuyển được gạo vào cho học sinh, để các em an tâm học tập...”, anh Nam cho biết. 
Non 3 giờ đồng hồ, xê xế chiều xe chở gạo mới vào đến Trường THCS Tam Hợp. Lúc này, các giáo viên, học sinh đã dùng xong bữa trưa. Thấy xe chở gạo về, trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều rất náo nức, mừng vui. Đón chúng tôi, thầy Võ Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Tam Hợp phấn khởi: "Năm nay “gạo 36” về thật đúng dịp, nhà trường đang tính đi vay dù chưa biết sẽ vay ở đâu!...". Trường THCS Tam Hợp có 8 lớp với 173 học sinh, trong đó có 129 học sinh thuộc diện bán trú. Nhà trường bắt đầu tựu trường từ ngày 24/8, thời điểm này chưa có “gạo 36” nên nhà trường phải đi vay các nhà cung ứng ở tận ngoài Thị trấn Hòa Bình. “Hầu hết học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo. Có những em gia đình vào những tháng giáp hạt hết sạch gạo ăn, trong lúc những em này hầu hết ở các bản Phồng, Huồi Sơn, Pà Lõm... cách trường 5 - 10km, đường núi dốc, đi lại khó khăn nên phải ở lại trường. Bằng nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của các nhà hảo tâm, trường mới dựng được 2 dãy nhà bán trú bằng gỗ cho các em ở tạm. Nói chung, cuộc sống và việc học tập của các em còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Vì vậy, các chính sách của Nhà nước, đặc biệt chính sách hỗ trợ gạo, kinh phí đã tiếp sức cho các em, cho nhà trường rất nhiều. Có gạo, có tiền, các em yên tâm học tập, giáo viên nhà trường cũng bớt đi nỗi lo chuyện học sinh bỏ trường, bỏ lớp..." – thầy Võ Anh Tuấn chia sẻ.
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên và học sinh thì chất lượng gạo hỗ trợ rất ngon và dẻo.
Theo chia sẻ của nhiều giáo viên và học sinh thì chất lượng gạo hỗ trợ rất ngon và dẻo.
Học trò náo nức chuyển gạo trên xe đưa vào kho. Lau vội mồ hôi, em Lầu Y Xồng (SN 2001), học lớp 9, nhà ở bản Pà Lõm vui vẻ: “Em rất mừng vì gạo đã về đến trường. Từ khi em được nhận gạo hỗ trợ, bố mẹ không bắt em ở nhà theo lên rẫy hái măng nữa, mà được đến trường học chữ cùng các bạn...". Em Vi Văn Khai (SN 2003) học lớp 7, nhà ở bản Phồng thì hồn nhiên kể: "Ở nhà nhiều bữa không có cơm, cả nhà phải ăn măng, ăn ngô đấy!...". Nghe Khai nói thế, thầy Tuấn tiếp lời, giọng bùi ngùi: Ấy là do phần lớn gia đình các em còn rất khó khăn. Vậy nên khi nhà trường làm nhà bán trú, tổ chức nấu ăn thì các em đi học chuyên cần hơn...". Tại bản Phồng có tất cả 33 em độ tuổi học THCS, hiện đã có 31 em ra học, chỉ còn 2 em đi học chưa thường xuyên, thỉnh thoảng còn ở nhà theo bố mẹ lên nương rẫy. Còn theo thống kê của Trường THCS Tam Hợp, thời điểm trước năm 2013, bình quân mỗi năm có vài chục học sinh bỏ học; đến năm 2014, chỉ có 2 em bỏ học; hiện tại có 8 em đi học nhưng chưa chuyên cần. "Lãnh đạo nhà trường đang chỉ đạo giáo viên tiếp tục cùng chính quyền xã và ban quản lý thôn bản vận động phụ huynh để các em đi học đầy đủ..." - thầy Hiệu trưởng Võ Anh Tuấn nói. 
Thực ra, chuyện học sinh bỏ học, hoặc đi học thất thường là chuyện không hiếm gặp ở các huyện vùng núi cao, biên giới. Trong nhiều nguyên nhân, có một nguyên nhân chính yếu bởi đời sống nhìn chung còn khó khăn. Thế nhưng, từ khi có các chính sách của Chính phủ như Quyết định 36, thì mọi chuyện đã thay đổi. Trưởng bản Pà Lõm, ông Xồng Vả Dềnh hiện có 2 con là Xềnh Y Lù và Xềnh Y Nênh đang theo học tại Trường THCS Tam Hợp, chia sẻ rằng, do nhà có 7 người con, trong khi đời sống còn khó khăn nên nhiều lúc vợ chồng ông nghĩ việc cho các con theo học rất vất vả, nên đã có lúc định cho các con nghỉ học vì không kham được. Thế nhưng, nhờ khi có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các con của ông tiếp tục được đến trường". Ông tâm sự: “Gạo mỗi cháu được phát 15kg/tháng nên gia đình không phải chu cấp nữa. Bây giờ, gia đình chỉ phải lo sách vở, đồ dùng học tập cho các cháu mà thôi. Gia đình cảm ơn Đảng, Chính phủ nhiều lắm!...”.
Từ ngày 14/8/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 3554/QĐ-UBND về việc phân bổ 600 tấn gạo để hỗ trợ cho học sinh tỉnh Nghệ An tại các trường ở khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn trong học kỳ I năm học 2015-2016. Cho đến nay, việc cấp phát gạo về các địa phương đã được Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh thực hiện hoàn tất. Trong đó, huyện Thanh Chương được cấp 3.000kg, Anh Sơn 2.000kg, Tân Kỳ 24.000kg, Nghĩa Đàn 33.000kg, Quỳ Hợp 82.000kg, Quỳ Châu 54.000kg, Quế Phong 69.000kg, Con Cuông 56.000kg, Tương Dương 75.000kg, Kỳ Sơn 196.000kg và Thị xã Thái Hòa là 6.000kg. Liên hệ với phòng giáo dục các địa phương thì cơ bản "gạo 36" đã về tới các điểm trường, đúng theo phương châm “gạo chờ học sinh” mà Bộ Tài chính đã đề ra. Nhiều cán bộ địa phương cơ sở thực hiện việc tiếp nhận gạo từ xe vận chuyển của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh cho biết: Trước đây, “gạo 36” thường về muộn, chất lượng chưa cao. Năm nay gạo về sớm và chất lượng rất đảm bảo. 
Theo "gạo 36" ngược ngàn, chúng tôi nhận thấy đó thực sự là những hạt gạo nghĩa tình, đang góp phần gánh gồng sự học của học trò các vùng đặc biệt khó khăn...
(Còn nữa)
Nhật Lân - Phạm Bằng

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.